Lưu ý cách nói giảm nói tránh của người Nhật, bạn nên biết để tránh vô duyên

Xin lỗi vì đã đường đột, thế nhưng tôi có một câu muốn hỏi những người đang học tiếng Nhật.

Bạn có hiểu ý nghĩa của câu nói này không?

身内の不幸があったため、日本に来ています。 (Miuchi no fukou ga atta tame, Nihon ni kiteimasu)

Tạm dịch: Người nhà tôi có chuyện nên tôi về Nhật

Ảnh https://www.osohshiki.jp/column/article/348/

Nếu có bạn là người Nhật đăng câu này lên Facebook, tôi nên comment thế nào cho phải?

Bạn không nên hiểu câu này chỉ dựa vào ngữ nghĩa của câu chữ.

Bạn không được hỏi  身内の方、大丈夫ですか? (miuchi no kata, daijoubu desuka?) – Người nhà bạn không sao chứ?

Vì chắc chắn là “có sao” rồi.

Thêm một ví dụ về cách nói “lấp lửng” của người Nhật.

闘病中だった母が旅立ちました (Toubyouchuu datta haha ga tabidachi shimashita)

Tạm dịch: Người mẹ đã luôn chống chọi với bệnh tật của tôi đã đi rồi.

Động từ Tabidatsu có nghĩa là lên đường, đi chơi. Nhưng trong câu ở trên, bạn không được hiểu là người mẹ kia đã khỏi bệnh và đang đi chơi suối nước nóng đâu nhé. Câu trên có nghĩa là bà ấy đã không thể trở về nữa, tóm lại là đã qua đời.

Bạn đừng nghĩ là chuyện đơn giản như vậy chắc ai cũng hiểu. Gần đây có rất nhiều bạn trẻ Nhật hiểu sai tình huống trên. Thậm chí có người còn nói “Mẹ bạn khoẻ rồi à, may quá”.

Một ví dụ phổ biến khác có thể nhiều người cũng đã nghe qua.

結構です。Kekkou desu

Ảnh https://www.gojyokuru.net/syukatu/manner/355/

Trong vài trường hợp, từ này có nghĩa là “thôi được rồi, tôi không cần”. Ví dụ khi mời ai làm gì đó, nếu không muốn họ sẽ nói “kekkou desu”.

Thế nhưng ngữ cảnh thay đổi thì nghĩa cũng sẽ đổi theo.

Ví dụ khi ai đó được sếp giao việc trên công ty. Người đó hỏi lại “Tôi làm thế này được không?” mà cấp trên trả lời “Kekkou desu” có nghĩa là “ổn” đấy.

Thật khó đúng không !

Ngoài “kekkou desu”, tiếng Nhật còn có thêm nhiều từ khác dùng trong trường hợp từ chối, ví dụ

遠慮いたします (enryo itashimasu)
お気遣いなく(okizukai naku)
十分です (Juubun desu)

Tất cả đều có nghĩa là “tôi không cần”.

Cách nói “lấp lửng”, nói giảm nói tránh này không những làm khó cho người nước ngoài học tiếng Nhật, mà cả giới trẻ Nhật Bản bây giờ.

Bạn có nghĩ rằng sự mơ hồ này là nét đẹp ngôn ngữ và nên được lưu truyền không?

 

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: