‘Chóng hết cả mặt’ với cách người Nhật xưa học nguyên âm
Tiếng Việt sử dụng hệ chữ Latinh, vì vậy cũng giống như khi học tiếng Anh, chúng ta bắt đầu bài học vỡ lòng với các chữ cái A,B,C,…Tương tự, mỗi ngôn ngữ đều có những quy định về trình tự học khác nhau.
Trong trường hợp tiếng Nhật, người học phải làm quen với ngôn ngữ này theo thứ tự Hiragana, đến Katakana, và Kanji – phần được cho là khó nhất. Tuy nhiên trước kia, tiếng Nhật không được dạy theo trình tự như vậy, mà được truyền đạt thông qua bài hát. Tất nhiên dù giáo dục theo cách nào cũng phải bắt đầu từ điều cơ bản nhất là các nguyên âm “A, i, u, e, o”, tuy nhiên cách truyền đạt cũ đem lại nguồn cảm hứng đặt biệt.
Hãy cùng nhìn vào bài thơ sử dụng nguyên âm của người Nhật xưa nhé !
Ảnh https://1kara.tulip-k.jp/naruhodo/2018042952.html
Trong ảnh là các ký tự:
いろはにほへと ちりぬるを わかよたれそ つねならむ うゐのおくやま けふこえて あさきゆめみし ゑひもせす
Một số ký tự đã không còn được sử dụng nữa, đừng để ý đến nhé. Vì viết toàn bộ bằng Hiragana nên sẽ khó hiểu được nghĩa của đoạn thơ trên nên chúng ta sẽ chuyển qua phiên bản có sử dụng Kanji.
色は匂えど 散りぬるを わが世誰ぞ 常ならむ 有為の奥山 今日越えて 浅き夢見じ 酔いもせず
Thể loại thơ ca tuân thủ niêm luật này đã có từ thời xa xưa ở Nhật. Bài thơ ở trên tuân theo quy luật 5-7-5. Nguyên tắc là phải thêm vào tất cả các nguyên âm, nhưng không được phép sử dụng 1 nguyên âm 2 lần. Đây là bài thơ rất khó làm.
Nghĩa của bài thơ trên có thể được dịch là:
Sắc hoa rực rỡ đến mức tưởng chừng cảm nhận được hương thơm lan toả
Không có ai bất biến trên thế giới này.
Thoát ra khỏi thế giới thực tại
Tìm kiếm những mộng tưởng phù du
Đừng mãi say đắm trong men rượu.
Bài thơ mang nhiều tầng nghĩa, nhằm diễn đạt triết lý Phật giáo.
Vạn sự vô thường: Không có gì trên thế giới là bất biến.
Thị Chánh Diệt Pháp: Tất cả mọi sinh mệnh đều có lúc kết thúc
Cõi Niết Bàn: Trạng thái vượt ra được ranh giới sinh tử, đạt đến sự an tĩnh, thoát khỏi những phiền não ưu tư.
Miền Cực Lạc: Giác ngộ, thoát khỏi sự lạc lối.
Tất nhiên ngày nay việc học nguyên âm đã được giản lược nhiều, cũng không cần đau đầu phân tích như người xưa. Thế nhưng vẫn phải công nhận cách học này rất độc đáo, và tôn vinh được vẻ đẹp của ngôn ngữ.
Thế nhưng trong thời này chẳng ai lại chọn cách học “chóng hết cả mặt” thế này, các bạn nhỉ?
Kengo Abe
Sachiko