Tiếng Nhật kỳ lạ – Tại sao cửa hàng bán rau trong tiếng Nhật lại được gọi là “Cửa hàng 800” (Yao-ya)

Không chỉ người nước ngoài học tiếng Nhật, mà cả bản thân người Nhật cũng thấy một số trường hợp sử dụng tiếng Nhật rất khó hiểu. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu một số bí ẩn trong tiếng Nhật nhé !

Cửa hàng bán rau (八百屋) – Cửa hàng 800

Ảnh https://all-guide.com/八百屋/

Ở Nhật, cửa hàng bán cá (魚) được gọi là cửa hàng cá (魚屋), cửa hàng bán bánh (パン) được gọi là cửa hàng bánh (パン屋), vậy tại sao cửa hàng bán rau (野菜) không gọi là 野菜屋 mà lại là 八百屋 – Cửa hàng 800?

Người Nhật xưa gọi rau là Ao-mono (thứ có màu xanh), vì trong tiếng Nhật không có nhiều phân biệt giữa xanh lá cây và xanh dương, đó là lý do mà đèn xanh ở Nhật dù vẫn là màu xanh lá cây nhưng cũng được gọi là Aoi. Theo nguyên tắc nói trên, cửa hàng bán rau được gọi là 青物屋 (Aomono- ya), từ đó giản lược thành Ao-ya. Do đọc nhanh mà thành Yao-ya như cách đọc ngày nay. Tuy nhiên cách viết cũng thay đổi và mang một ý nghĩa nhất định.

Số 8 với người Nhật được xem là số may mắn, còn 800 có ý nghĩa là “rất nhiều”. Vì cửa hàng rau ở Nhật bày rất nhiều củ, quả phong phú đa dạng nên được gọi là “Cửa hàng 800”.

Hàng “Ra” trong Hiragana rất ít từ vựng 

Ảnh https://www.voice-produce.com/blog/4500

Tiếng Nhật được cấu tạo từ các chữ cái Hiragana, sắp xếp từ hàng “A”, hàng “Ka”,… cuối cùng là “Ra”. Hàng “Ra” bao gồm 5 ký tự là Ra, Ri, Ru, Re, Ro.

Lúc tìm từ tiếng Nhật không biết nghĩa trong từ điển sẽ tìm theo hàng như thế này. Ví dụ nếu không hiểu nghĩa của từ “愛” (Ai) sẽ tìm theo hàng “A”.

Trong mỗi hàng có rất nhiều từ đơn, riêng chữ có hàng “Ra” là rất ít. Đó là vấn đề của tiếng Nhật cổ. Tiếng Nhật xưa gọi là 和語 (wago) hay và 大和言葉 (Yamato kotoba), không có từ đơn nào bắt đầu từ hàng “Ra”. Hàng “Ra” chỉ bao gồm các từ mượn từ nước ngoài.

“々” đọc như thế nào?

Ảnh https://tokyofromtheinside.com/5-interesting-facts-about-the-kanji-iteration-mark-々/

Bạn thấy rất nhiều từ tiếng Nhật chứa ký tự này, nhưng liệu bạn có biết cách đọc không? Ví dụ như 佐々木 đọc là Sasaki, vậy có phải 々 được đọc là “sa” không?

Thế nhưng với từ 代々木 lại được đọc là Yoyogi.

Thật ra đây là ký hiệu nhắc lại âm của từ phía trước, bởi vậy không có cách phát âm cố định cho ký tự này. Ký tự này còn được gọi là “văn tự trang trí”, rất đặc biệt trong tiếng Nhật.

Ngoài ra khi nhập các từ どう (dou) hayくりかえし (Kurikaesu) trong máy tính cũng có xuất hiện đề xuất, tất nhiên cách phát âm này chưa chắc đã đúng, chỉ là tiện hơn thôi.

二枚目(にまいめ)- Nimaime

Ảnh https://shikitari.net/shikitari/numer/two/10475/

Nimaime là từ để chỉ các chàng trai đẹp. Còn Sanmaime là từ chỉ những người hài hước, thế còn Ichimaime là gì? Bạn có biết nguồn gốc những cách gọi này không?

Đây là những từ thường xuất hiện trên Poster Kabuki. Ichimaime là từ chỉ những diễn viên xuất hiện đầu tiên trong kịch Kabuki, người xuất hiện thứ 2 thường là vai nam chính có diện mạo tốt, nên mới có từ Nimaime. Nhiều người đến xem Kabuki không phải vì diễn viên đầu tiên, mà chính bởi người sẽ xuất hiện thứ 2. Người thứ 3 xuất hiện sẽ đảm nhiệm vai trò gây cười, gọi là Sanmaime.

総スカン (Sousukan) có phải từ tiếng Anh không?

Ảnh http://studywalker.jp/skillup/article/163858/

Sousukan là từ chỉ người mà ai cũng ghét. Do được viết bằng Katakana nên nhiều người nghĩ đó là từ mượn, thực chất lại là tiếng Nhật gốc.

Từ đầu tiên là Kanji 総 có nghĩa là “nói chung là, tổng thể là”. Còn vế sau Sukan bắt nguồn từ 好かん (không thích). Gốc của từ này từ vùng Kansai.

Trong Cầu vồng (虹) tại sao lại có Bọ (虫)

Ảnh https://weathernews.jp/s/topics/201809/110055/

Ánh Cầu vồng bắt ngang bầu trời là một hình ảnh rất đẹp. Thế nhưng Kanji của từ này lại bao gồm cả Mushi (côn trùng)?

Cũng giống như trong tên các loại cây có bộ 木 (Mộc), tên các loại cá có bộ 魚 (Ngư). Vậy thì giữa Cầu vồng và Bọ có quan hệ gì. Người Nhật cho rằng Cầu vồng giống như Rồng, mà Rồng cùng loại với Rắn, Kanji của Rắn (蛇) cũng có bộ Trùng (虫).

Áo sơ mi (ワイシャツ)

Ảnh https://www.suit-select.jp/fs/suitselect/EHBL33-02

Áo phông tiếng Nhật là Tシャツ, sử dụng Alphabet. Vậy tại sao áo sơ mi không gọi là Yシャツ? Đó là bởi vì hai trường hợp không giống nhau.

Áo phông có hình dạng giống chữ T nên được gọi là T-shirt. Còn Áo sơ mi (Waishatsu) không phải là Y-shirt mà là White shirt (áo trắng).

1日(ついたち)- Tsuitachi

Ảnh https://www.arachne.jp/pdfcalendar/

Một trong những điểm khó của tiếng Nhật chính là cách phát âm bị biến đổi. Ví dụ 1 có thể đọc là Hito hoặc Ichi. Vậy mà ngày 1 lại đọc là Tsuitachi. Tại sao lại vậy?

Trước kia Nhật Bản cũng sử dụng lịch Âm. Mỗi tháng, ngày trăng non đầu tiên sẽ là ngày bắt đầu của tháng. Trăng non (trăng khuyết) 月立ち (Tsukitachi) sau đó biến âm thành Tsuitachi như ngày nay.

Các bạn thấy thế nào? Ngay cả khi tôi là người Nhật, có nhiều từ tôi cũng chỉ sử dụng như thói quen chứ không hiểu tại sao. Sau khi đọc bài này, bạn – 1 người nước ngoài cũng có thể giải thích cho người Nhật về những điều có thể họ chưa biết đấy !!!

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: