Truy tìm nguồn gốc của tiếng Nhật – Tại sao tiếng Nhật khó học với người nước ngoài, người Nhật khó học ngoại ngữ?

Khi học một ngoại ngữ mới, vài ngoại ngữ khiến bạn gặp khó khăn, nhưng một số khác lại không thành vấn đề, tuỳ thuộc vào tiếng mẹ đẻ của bạn là gì.

Tuy ngôn ngữ của mỗi quốc gia đều khác biệt, nhưng ngôn ngữ cũng được phân chia theo từng họ. Một số ngôn ngữ có nét tương đồng với các ngôn ngữ khác.

Ví dụ bạn có thể thấy tiếng Pháp, Ý và Tây Ban Nha đều thuộc họ ngôn ngữ Roman. Với các ngôn ngữ có cùng họ, cấu trúc câu khá tương đồng, sử dụng một số từ giống nhau do đó mà việc học các ngoại ngữ có cùng họ với tiếng mẹ đẻ sẽ đơn giản hơn.

Câu hỏi: Bạn có biết tiếng Nhật cùng họ với ngôn ngữ nào không, và tên gọi của họ ngôn ngữ đó là gì?

Chắc ai cũng biết người Nhật rất dở tiếng Anh, đó là bởi cấu trúc câu khác biệt, hệ chử sử dụng cũng khác. Đó là bởi tiếng Nhật và tiếng Anh không cùng họ với nhau.

Vậy thì ngôn ngữ nào cùng họ với tiếng Nhật? Có phải là tiếng Trung Quốc không vì cùng sử dụng Hán tự, hay là tiếng Hàn Quốc do cấu trúc ngữ pháp tương đồng?

Theo phân loại của ngôn ngữ học hiện nay, Nhật Bản không cùng loại với bất kỳ ngôn ngữ nào khác, do đó đây là một ngôn ngữ độc lập.

Nói một cách chính xác, tiêu chuẩn của tiếng Nhật tương tự với tiếng Ryukyu được sử dụng từ xa xưa ở Okinawa, thế nhưng Okinawa cũng thuộc Nhật Bản, ngoài ra không tìm thấy được ngôn ngữ nào khác có cùng điểm chung với hai loại tiếng này. Thế nhưng bản thân tôi là người Nhật nghe tiếng Ryukyu cũng không hiểu họ đang nói gì, có thật là cùng một loại với tiếng Nhật không vậy?

Cũng là Hán tự nhưng cách biểu hiện từ ở Trung Quốc và Nhật Bản hoàn toàn khác nhau, do đó hai ngôn ngữ này không cùng một họ. Chính bởi tiếng Nhật là ngôn ngữ độc lập nên không những người ngoại quốc gặp khó khăn khi học tiếng Nhật, mà người Nhật cũng gặp khó khăn khi học tiếng nước ngoài.

Ngoài ra có một giả thiết khá thú vị mà tôi muốn chia sẻ. Có một dân tộc thiểu số biến mất từ 400 năm trước, sự tồn tại của họ bị quên lãng. Cư dân Sumer được xem là những người đã xây dựng nên nền văn minh cổ nhất thế giới hiện tại nằm ở vùng Trung Đông.
Ngôn ngữ của họ được phát hiện khoảng 150 năm trước, có cấu trúc tương tự như tiếng Nhật. Về mặt vị trí địa lý, dân Sumer sống ở vùng bên trong vòng tròn màu xanh trên bản đồ.

Ảnh https://open-rootbox.com/culture/mesopotamia_history/

Cách Nhật Bản hơn 8000 km, thật khó để hiểu được sự liên quan. Dưới đây là một số điểm tương đồng trong ngôn ngữ.

Giao trứ ngữ (膠着語) là một bộ phận khiến tiếng Nhật trở nên khó hiểu. Cái tên có thể xa lạ nhưng với những ai học tiếng Nhật chắc đã từng biết đến cấu trúc 「○○を」,「○○は」,「○○へ」, đó chính là các Giao trứ ngữ. Cấu trúc khiến nhiều người học tiếng Nhật nhức đầu này cũng xuất hiện trong tiếng Sumer, nhưng kỳ lạ thay, cấu trúc biến mất một cách kỳ bí ở các chế độ sau đó ở trong cùng khu vực.

Sử dụng ký tự hỗn hợp.

Mặc dù Alphabet có phân biệt chữ hoa chữ thường, về cơ bản ký tự không thay đổi. Thế nhưng trong tiếng Nhật vừa có Hiragana, Katakana và Kanji, điều này khiến cách biểu đạt phong phú hơn, nhưng mặc khác lại khiến câu trông rất rối rắm và khiến nhiều người học tiếng Nhật gặp khó khăn. Ngoài tiếng Nhật chỉ có tiếng Sumer là có đặc điểm này.

Phụ âm và nguyên âm.
Mặc dù trong tiếng Nhật cũng có nguyên âm, phụ âm, thế nhưng mỗi từ đều được phát âm riêng biệt, chứ không kết hợp. Đặc điểm này của tiếng Nhật cũng chỉ có thể thấy ở tiếng Sumer.

Có nhiều từ vựng chung.
Trong tiếng Anh và tiếng Pháp có nhiều từ vựng chung, bởi lẽ ban đầu một phần của Anh là lãnh thổ của Pháp, và có nhiều từ lấy từ tiếng Pháp sang tiếng Anh. Thế nhưng giữa Nhật Bản và Sumer không có mối liên hệ lịch sử nào, tất nhiên cũng có thể là trùng hợp, nhưng sự trùng hợp này lại quá nhiều để được gọi là trùng hợp.

Lẽ nào… người Sumer đã đến Nhật Bản bằng cánh cửa thần kỳ của Doraemon?

Nhân tiện, nền văn minh Sumer cũng rất bí ẩn, đột nhiên nổi lên, rồi cũng đột ngột biến mất. Có bằng chứng cho thấy người Sumer biết về sự tồn tại của Sao Thiên Vương, Hải Vương, Diêm Vương, thời còn chưa có ngành thiên văn học. Khoa học chỉ có thể chứng thực sự tồn tại của Sao Thiên Vương vào năm 1781 và Sao Diêm Vương vào năm 1930. Ngoài ra người Sumer cũng cho rằng có sự tồn tại của nước ở Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Thậm chí người Sumer còn sử dụng lịch mặt trăng và quy định 1 tuần có 7 ngày. Chưa kể có bằng chứng cho thấy y học rất phát triển ở nền văn minh này, họ có thể thực hiện phẫu thuật đục thuỷ tinh thể. Bạn có tin rằng 3000 năm TCN con người đã có thể thực hiện phẫu thuật?

 

 

 

 

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: