Tiếng Nhật cũng có rất nhiều cách gọi cha, bố, ba, tía,… như tiếng Việt

Thông thường chúng ta được dạy Otou-san là cha.

Thế nhưng trên thực tế có nhiều hơn 1 cách gọi, cũng giống như ở Việt Nam có các cách gọi như cha, bố, ba, tía, … tuỳ theo địa phương. Hoặc có những cách gọi dân giã như “ông già”, “cụ nhà tôi”,…

Hôm nay hãy cùng tìm hiểu những cách dùng phổ biến và những sắc thái của cách dùng đó nhé.

1. Otou-san / お父さん

Đây cũng là từ được dạy phổ biến nhất trong sách vở.

Ảnh http://osaka-wheel.com/news/?p=721

Trong từ này có hậu tố -san để thể hiện tính lịch sự, trang trọng. Nếu muốn thêm phần trang trọng có thể dùng Otou-sama, còn nếu muốn đáng yêu hơn hãy dùng Otou-chan.

Thế nhưng nhìn chung cách dùng này khá trang trọng nên thường được dùng để chỉ vào cha của người khác. Đồng thời cũng tránh dùng Otou-san để nói về cha mình, vì nghe như thể bạn tự phụ về gia thế, hoặc bị áp đảo bởi người cha của mình vậy.

Tuy vậy đây là cách suy nghĩ khá cũ, giới trẻ Nhật Bản ngày nay không quá câu nệ vào việc này. Một số bạn trẻ vẫn dùng Otou-san để nói về cha mình như một cách thể hiện sự kính trọng dành cho đấng sinh thành.

2. Chichi / 父

Ảnh https://sports.163.com/19/0624/11/EIEBKA81000599SF.html

Cách dùng này gần gũi hơn nên tránh dùng để nói về cha của người khác, mà thường để ám chỉ cha của mình. Ngày của cha ở Nhật cũng được đọc là Chichi no hi.

3. Papa / パパ

Ảnh https://financial-field.com/living/2018/07/12/entry-20285

Đây là từ mượn phương Tây và bắt đầu được dùng rộng rãi ở Nhật, nói về cha của mình. Tuy nhiên cách gọi này đem lại cảm giác trẻ con do đó nhiều bạn nam không gọi như vậy nữa sau khi học xong tiểu học. Một số bé gọi vẫn tiếp tục gọi khi trưởng thành, nhưng chỉ trong những cuộc trò chuyện thân mật với thành viên trong gia đình. Khi giao tiếp với người khác nên tránh dùng vì sẽ tạo cảm giác là “con gái cưng của bố”.

4. Oyaji / 親父 / おやじ

Ảnh https://www.youtube.com/watch?v=OdM9ipSlEeU&list=RDoBmFl2771eI&index=22

Từ này không đơn thuần có nghĩa là cha mà để ám chỉ những người đàn ông ở độ tuổi trung niên. Đây là từ “thô” nhất trong danh sách này, chỉ được sử dụng bởi nam giới. Tương đương với “ông già tôi” trong tiếng Việt vậy.

5. Oton / おとん

Ảnh http://ryokuken.blogspot.com/2019/11/blog-post_63.html

Với những người sống ở Tokyo hay vùng Đông Nhật khi nghe từ này có thể đem lại chút cảm giác thôn quê. Oton gợi hình tượng một ông bố mộc mạc, chân lắm tay bùn.

6. Chichiue / 父上

Nhìn bề ngoài, Chichiue giống với từ Chichi ở trên, nhưng thêm Ue (ở trên). Vậy đây có phải cách lịch sự hơn Chichi để chỉ cha của mình không?

Đúng là vậy, nhưng cách dùng này hơi cổ hũ.

7. Chichioya / 父親

Chichioya là sự kết hợp của Chichi (cha) và Oya (cha mẹ). Đây là khái niệm khi nói về người cha trong vai trò xã hội của ông, thường được dùng trong văn viết.

Ảnh https://www.gvm.com.tw/article/55545

Nhìn chung từ này không được dùng trong hội thoại, trừ khi là một bài diễn thuyết về cha của một cá nhân nào đó, và chắc chắn không phải nói về cha của bạn.

Bạn gọi cha là gì? Cách gọi này có ảnh hưởng gì bởi địa phương và môi trường xung quanh của bạn không nhỉ?

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: