Tiếng Nhật cũng có hai mặt, không giỏi “lật” là “trở không kịp”

Nhiều người cho rằng cách diễn đạt của tiếng Nhật rất dễ gây hiểu lầm. Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn tới điều này là bởi rất nhiều từ có thể hiểu được theo cả mặt tốt và mặt xấu.

Thêm nữa, sự hiểu nhầm cũng bắt nguồn từ văn hoá không phủ nhận hay từ chối trực tiếp vì người Nhật xem đó là hành vi thô lỗ. Sự hiểu nhầm không chỉ xảy ra giữa người Nhật và người nước ngoài, mà thậm chí giữa người Nhật với nhau. Dù sống trong cùng một quốc gia, nói cùng một ngôn ngữ, chịu ảnh hưởng từ cùng một nền văn hoá nhưng vẫn tồn tại những hiểu lầm.

Trong bài này tôi sẽ cố gắng giải thích về sự phức tạp trong ngôn ngữ Nhật Bản khiến lời nói tối nghĩa và khó hiểu. Khi đọc nếu thấy hơi nhức đầu hãy nghỉ ngơi thư giãn rồi đọc tiếp nhé.

結構です (Kekkou desu)

Đây là một ví dụ “kinh điển”.

Nghĩa gốc của cụm này rất hay, thế nhưng ngày nay đã bị sử dụng như một cách từ chối. Kekkou vốn mang nghĩa tốt, tuyệt vời thế nhưng lại ám chỉ vế sau “Hay đấy, nhưng mà tôi không cần” – chỉ là một cách từ chối khéo rất “hào nhoáng” mà thôi.

Vì bị rút gọn khá nhiều nên dễ bị hiểm nhầm nhỉ.

やべぇ (Yabe)

Đây là một từ được giới trẻ sử dụng nhiều, nghĩa gốc là “nguy hiểm”. Thế nhưng cũng có thể kết hợp cùng một lời khen để tăng thêm cường điệu.

(Giống như “ngon ghê”, “hay ghê”, “lạ ghê” trong tiếng Việt ấy)

Ảnh https://prcm.jp/album/166fb9fdce112/pic/83688638

Khi gặp một người đẹp, bạn có thể nói マジやべぇ、かわいいな (Maji yabe, kawaii na) – Thiệt hả, xinh ghê chứ

Khi được nhận quà, マジやべぇ、泣きそう (Maji yabe, naki sou) – Cảm động muốn khóc ghê !

Nhưng từ này cũng có thể dùng để thể hiện trạng thái cảm xúc khi rơi vào tình thế xấu, ví dụ bị cảnh sát bắt, ngủ quên trễ giờ,…

Nhiều người hỏi về cách dịch từ này trong tiếng Anh, tôi nghĩ dùng Fuckin’ là phù hợp nhất. (Tiếng Việt ngoài dịch là “ghê” cũng có thể dùng từ lóng “vãi”)

やべぇ、かわいい → Fuckin’ pretty!(Xinh vãi)
やべぇ、寒すぎ → Fuckin’ cold! (Lạnh vãi)

今度会おうね (Kondo aou ne) 

Dịch sát nghĩa là “Lần sau lại gặp nhé”.

Nghe như một lời hứa hẹn, hoá ra cũng có thể là một lời từ chối. Nói cách khác, trong cả hai trường hợp thực sự muốn gặp lại và không muốn gặp lại đều có thể dùng được.

Đây là cách dùng gây hoang mang nhất, kể cả với người Nhật. Bởi lẽ mục đích là không để đối thương bị tổn thương, do đó đối phương không nhận ra ẩn ý cũng là lẽ đương nhiên thôi.

Mấu chốt gây hoang mang nằm ở từ Kondo (lần sau). Lần sau là lần nào? Có thể là ngày mai, tuần sau, tháng sau, năm sau… hoặc là không có lần sau nữa.

Ảnh https://piapro.jp/t/gYq-

(Trường hợp này giống kiểu người Việt hay mời lơi “Bữa nào đi uống cà phê nhé!” ấy).

Để biết được ý nghĩa thực của cụm này, chỉ còn một cách là chờ đợi xem thực sự có lần sau hay không thôi !

Nhìn chung cũng có một số cách dùng tương tự như người Việt đúng không? Nếu bạn đang học tiếng Nhật và bị hoang mang bởi những từ có cả hai nghĩa đối lập, hãy thử đặt vào ngữ cảnh và phân tích, sẽ dễ hiểu hơn nhiều đấy.

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: