Cách gọi màu sắc kỳ lạ, khác biệt với thế giới của người Nhật từ 4 màu: trắng, đen, đỏ, xanh lam

Các bạn đang học tiếng Nhật có cảm thấy kỳ lạ khi học tên màu sắc không nhỉ?

Ảnh https://whitebear0930.net/archives/6062

Trong tiếng Nhật, các màu trắng, đen, đỏ và xanh lam được sử dụng đặc biệt. Cả bốn màu này đều kết thúc bằng âm “i”.

Trắng: 白い (Shiroi)
Đen: 黒い (Kuroi)
Đỏ: 赤い (Akai)
Xanh lam: 青い (Aoi)

Thế nhưng không tồn tại từ 緑い mà chỉ có 緑 (Midori) – Xanh lá cây.

Ngoài ra với một số màu khác phải kết hợp cùng từ 色, ví dụ 黄色い (Kiroi) – màu vàng, 茶色い (Chairoi) – màu nâu,…

Tuy nhiên chỉ có 4 màu kể trên là kết hợp trực tiếp với nguyên âm “i”.  Điều gì đã tạo nên sự khác biệt này?

Chưa kết, sự đặc biệt này còn thể hiện ở chỗ chỉ có 4 màu này được phép gấp đôi lên để mô tả cảm giác về màu. Ví dụ

白々 (Shirojiro): Rất trắng và dễ thấy

黒々 (Kuroguro): Đen kịt

青々 (Aoao): Xanh đến loá mắt (bao gồm cả màu xanh lá cây)
赤々 (Akaaka): Đỏ tươi, có thể dùng để mô tả lá mùa thu.

Tương tự không tồn tại từ 黄々 (gấp đôi vàng) hay 緑々 (gấp đôi xanh lá).

Tại sao lại như vậy? Bởi lẽ 4 màu trắng, xanh lam, đỏ và đen là 4 màu đầu tiên được xác định ở Nhật Bản.
Trắng và đen là sáng và tối, 2 sắc cơ bản.
Còn đỏ và xanh lam đại diện cho sắc ấm và lạnh.
Tóm lại 4 màu này dùng để chỉ thể loại màu, thay vì đề cập chính xác màu.

Từ lý giải này, tuy đèn giao thông có màu xanh lá cây cũng gọi là 青信号 (Aoshingou). Những chiếc lá màu xanh lá cây cũng được gọi tắt là 青葉 (Aoba – lá xanh).

Sau đó, thuốc nhuộm ra đời, các thợ thủ công tạo ra những bộ Kimono đầy màu sắc. Trong trường hợp đó, người Nhật phải sáng tạo ra cách gọi nhiều màu sắc một cách chính xác để tăng tính thẩm mỹ.

Ảnh https://zatsugaku-company.com/ancient-japan-color/

Những màu sắc gợi liên tưởng đến thiên nhiên, từ đó được đặt tên.
Ví dụ màu giống lá non sẽ được gọi là 若葉 (Wakaba – xanh lá mạ). Màu kẹo ngọt ngào được gọi là 飴色 (Ameiro – màu hổ phách, vì ngày xưa kẹo làm từ mạch nha). Màu hoa nở vào mùa xuân sẽ được gọi là 菜の花色 (Na no hana iro – màu hoa Cải),…

Thiên nhiên đa sắc là vậy, do đó mà người Nhật cũng có vô số cách gọi màu sắc mà đến họ cũng không nhớ nổi. Thế nhưng khi mô tả, ai cũng có thể mường tượng ra hình ảnh màu sắc mà người kia đang nói đến.

Sau đó ý tưởng màu sắc của phương Tây du nhập vào và tạo thành bảng màu quốc tế chúng ta đang sử dụng.
Dù bảng màu này đơn giản dễ nhớ hơn nhiều, nhưng tôi cũng thích cách gọi màu sắc mơ hồ nhưng đầy chất thơ của người Nhật.

 

 

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: