Fact: Kanji có trước Hiragana, dấu “tenten” và “maru” là phát minh của người Bồ Đào Nha

Các bạn học tiếng Nhật theo thứ tự như thế nào nhỉ?

Sau khi học thuộc 50 chữ Hiragrana, bạn phải học tiếp 50 chữ Katakana. Tiếp đến là Kanji. Có vẻ như nhiều người đã ngừng học tiếng Nhật vì “ngán ngẩm” với Kanji. Ngữ pháp thì cũng nhiều đấy, nhưng mọi chữ cái đã lắm thế này thì đúng là chán nản thật.

Nếu tìm hiểu về lịch sử tiếng Nhật, bạn sẽ hiểu được vì sao tiếng Nhật lại có những đặc điểm trên. Một phần lịch sử mà thậm chí nhiều người Nhật cũng không biết đó là tiếng Nhật đã được kết hợp với một hệ thống chữ viết do người Bồ Đào Nha phát minh.

Khởi nguồn của chữ Kanji

Ban đầu, tiếng Nhật không có chữ cái. Số lượng chữ lúc bấy giờ không đủ để ghi chép, thế nên người Nhật đã “nhập khẩu” chữ Hán từ Trung Quốc. Sau khi nhập về, chữ Hán trong tiếng Nhật được sử dụng với ý nghĩa khác đi, cách phát âm cũng thay đổi.

Tiếng Nhật có ngữ pháp khác hoàn toàn với tiếng Trung, dù phát âm có vẻ giống nhau nhưng vẫn rất khác. Tuy nhiên do phần lớn ý nghĩa có thể hiểu được nên từ Hán trở thành một phần lịch sử tiếng Nhật.

Nếu không nhờ Trung Quốc, không biết tình trạng thiếu chữ viết sẽ kéo dài đến khi nào.

Hiragana, Katakana

Hiragana và Katakana dựa trên Kanji, chúng được hình thành bằng cách chia nhỏ chữ Kanji để tạo ra những chữ đơn giản hơn. Vì vậy, nhờ chữ Hán của Trung Quốc mà Hiragana và Katakana mới ra đời.

Thêm nữa, người Bồ Đào Nha đã phát minh ra một hệ thống giúp định hình tiếng Nhật chúng ta đang sử dụng ngày nay.

Hệ thống này không liên quan đến tiếng Bồ Đào Nha, nó là một hệ thống độc đáo được tạo ra dành riêng cho tiếng Nhật.

Dấu âm hữu thanh 濁点 (Dakuten và dấu âm bán thanh 半濁点 (handa kuten)

Dakuten là ký hiệu bổ sung 2 phẩy trên chữ cái, ví dụ: がぎぐげご(Ga gi gu ge go)

Handa kuten là ký hiệu hình tròn, ví dụ: パピプペポ (Pa pi pu pe po)

Việc phát âm chuẩn xác các ký hiệu này rất quan trọng. Trước đây, trong tiếng Nhật không có hai ký hiệu này.

Ví dụ, Hiến pháp của Nhật Bản trước chiến tranh hay Hiến pháp của Đế quốc Nhật Bản (Dainihon Teikoku Kenpo) được ghi chép như sau:

天皇ハ神聖ニシテ侵スヘカラス

(Hoàng đế linh thiêng, không được xâm phạm)

Nếu chuyển sang cách viết của ngôn ngữ hiện đại:

天皇は神聖 にして侵(おか)すべからず

Không bàn đến nội dung, bạn có nhận ra câu ở trên không có Dakuten không? Tuy vậy nhưng cả hai câu có cùng cách đọc.

Người Nhật xưa tự ý biến âm cho dễ đọc hơn, nhưng không thể hiện trên chữ viết. Có thể nói họ khá tùy tiện nhỉ. Người Nhật với nhau có thể hiểu style phát âm tùy tiện này, nhưng đây là thử thách thực sự với người nước ngoài học tiếng Nhật.

Lịch sử kể rằng nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha đến Nhật Bản để truyền đạo Cơ đốc đã tạo ra Dakuten và Handakuten giúp tiếng Nhật dễ hiểu hơn.

Bên cạnh đó, “tsu” và “ya” nhỏ cũng là nhờ người Bồ Đào Nha này tạo ra, 一本 được viết là いっぽん (ippon) , ngày xưa, từ này được viết là いちほん (vẫn đọc là Ippon).

Tiếng Nhật trở nên dễ hiểu hơn chút xíu là nhờ công của người Bồ Đào Nha nhỉ !!!

Kengo Abe
Xem thêm: