11 mức độ suy đoán hết sức “mơ hồ” của tiếng Nhật

Ngay cả khi người Nhật vô cùng chắc chắn hoặc đã xác nhận được 100% sự thật, cách nói của họ vẫn rất mơ hồ, chung chung. Ngôn ngữ thể hiện văn hoá, vì vậy trong tiếng Nhật có rất nhiều cấp độ khác nhau cho người Nhật thoải mái mà “mơ hồ”.

Điều này có thể tiện cho người Nhật, nhưng vô cùng mệt với người nước ngoài.

Ví dụ “sương sương”:

田中さん[かな / かも / 気がする / だと思う]

Tanaka san kana/kamo/ki ga suru/da to omou

Tạm dịch: tôi nghĩ đó là Tanaka-san.

Nhưng với mỗi “kana”, “kamo”,… mức độ khẳng định của câu nói là khác nhau.

4 cách nói này được xếp theo mức độ chắc chắn từ thấp nhất đến cao nhất. Tuy nhiên đây mới là phần nổi, tiếng Nhật có vô vàn cách nói mơ hồ để thể hiện sự suy đoán.

Level thấp

〜かな(~kana): Bạn dùng cụm này khi tình huống chỉ là giả định trong đầu, chính bạn cũng không chắc lắm.

  • 風邪かな。Cảm lạnh hay sao ấy nhỉ?

Nhưng bạn cũng biết, người Nhật có kiểu nói thông thường và kiểu nói lịch sự. Vậy cách nói lịch sự hơn của 〜かな là gì. Bạn có thể dùng 〜ですかね hoặc 〜ますかね, hoặc trang trọng hơn 〜でしょうか(ね).

〜かもしれない (~kamoshirenai): Bạn dùng cụm này khi bạn đưa ra suy đoán, nhưng bạn không có bằng chứng xác minh.

  • 風邪かもしれない。Chắc là tôi bị cảm lạnh rồi.

〜かもしれない đôi khi được nói tắt lại thành 〜かも.

Dù không đúng ngữ pháp nhưng người Nhât cũng dùng です sau 〜かも cho câu thêm lịch sự. Mẫu lịch sự đúng ngữ pháp của nó là 〜かもしれません. Hãy dùng mẫu này với những mối quan hệ cấp cao, hoặc với người không mấy thân thiết.

〜気がする (Ki ga suru): Bạn dùng cụm này khi bạn có cảm giác về điều gì đó, nhưng tóm lại cũng không có bằng chứng xác minh.

Vì 〜気がする ám chỉ cảm giác, linh cảm của bạn, nên nghe có vẻ chắn chắn hơn 〜かな hay 〜かもしれない. Nhưng bạn cũng biết trực giác đôi khi không phải sự thật.

  • 風邪引いた気がする。Tôi cảm thấy là tôi cảm rồi

Thể lịch sử của 〜気がする là 〜気がします.

Level trung bình

〜っぽい (~ppoi)

Hơi khó giải thích nên vào ví dụ luôn nha.

  • 熱っぽいです。Chắc là cảm rồi

Nói như vậy có nghĩa là bạn đã có những triệu chứng cảm sốt, nhưng “giống như là cảm vậy”, nhưng chắc gì đã là cảm…

Thể lịch sự: thêm です vào.

〜みたい (~mitai)

〜みたい và 〜っぽい thực tế rất giống nhau, chỉ những ai cầu kỳ mới thấy được sự khác biệt nhỏ giữa hai cách nói này.
Đơn giản mà nói thì 〜みたい thiên về lý tính còn 〜っぽい thuộc về cảm tính.

〜だろう/〜でしょう (~darou/~deshou)

Ở mức này, đây vẫn là suy đoán, nhưng đã có một số bằng chứng hỗ trợ.

Tuy nhiên lưu ý là hai cách nói này có một sự cứng nhắc nhất định. Sẽ rất tốt nếu dùng nó trong văn viết, hoặc trong các bài phát biểu trang trọng, nhưng ở tình huống khác, người nghe có thể cảm thấy…áp lực.

〜と思う (~to omou)

Khi đưa ra kết luận dựa trên những bằng chứng có sẵn, và bản thân bạn cũng tin rằng điều này đúng, bạn có thể dùng cách nói này.

Bằng cách nói,

風邪引いたと思う。: Tôi nghĩ là tôi bị cảm rồi.

bạn đang muốn người nghe biết rằng bạn thực sự cảm rồi, và nên tránh xa một chút nếu không muốn bị lây.

*** Đoạn này hơi lú, bạn sẵn sàng chưa?

Mức độ chắn chắn của 〜と思う cao hơn 〜かな hay 〜かも, nhưng nếu bạn kết hợp tất cả trong cùng một câu, điều gì xảy ra?

  • 風邪引いた[かな / かも(しれない)]と思う。

Khi đó 〜かな/〜かも bình thường đã mông lung nay lại càng mông lung hơn.

Nhưng nếu bạn kết hợp 〜と思う  với một từ thể hiện sự chắc chắn như 絶対 (zettai), bạn sẽ làm mềm đi một câu nói thể hiện sự khẳng định. Người Nhật không thích cách nói quá chắn chắn về một điều gì đó, người nói muốn chừa cho mình một đường lui bằng cách kết hợp với một số kiểu nói thể hiện suy đoán. Người nghe lúc này phải tự phán đoán xem câu nói của người kia có bao nhiêu % đã xác thực.

〜そう (~sou)

Bạn dùng từ này khi nghĩ rằng điều gì đó đang và sẽ xảy ra. Do đó bạn không dùng 〜そう để mô tả một việc đã xảy ra trong quá khứ.

Level cao

〜はず (~hazu)

Nếu những cách nói ở trên khá chủ quan, thì những cách nói về sau sẽ khách quan hơn.

Bạn dùng cụm này khi bạn chắc về điều gì đó, đi kèm bằng chứng, và cả trong suy nghĩ, trí nhớ của bạn cũng khẳng định điều đó.

Nhưng trong vài trường hợp vẫn có thể dịch là “Nếu tôi nhớ không lầm thì…”.

〜に違いない (~ni chigai nai)

Mặc dù 〜はず và 〜に違いない có thể đổi chỗ với nhau trong vài trường hợp, vẫn có khác biệt nhỏ về sắc thái.
Ví dụ do 〜に違いない cho thấy sự tự tin mạnh mẽ, bạn không thể nào dùng trong tình huống bạn nhớ như vậy, nhưng không chắc 100%.

Tóm lại là không lầm được.

Nhưng do cách này hơi cứng nhắc nên thường dùng trong biểu đạt văn học hơn đời thường.

Level “sai thế nào được”

Và khi người Nhật muốn nói điều gì đó đã được chứng minh và khẳng định, họ sẽ dùng hình thức đơn giản nhất.

Tất cả các thể loại câu khẳng định sẽ được dùng tại đây như だ/ です,..


Nếu bạn chưa đủ lú, hãy nhìn hình bên dưới.

Bạn sẽ nhận ra còn vô số cách nói chưa được đề cập trong bài này.

Tóm lại không có cách nào nhanh hơn là va chạm thực tế, bạn cứ nghe nhiều vào, tin nhiều vào rồi nhận ra chính họ cũng chẳng chắc. Khi đó kiến thức sẽ tự vào đầu thôi…

Sacchan
Xem thêm: