Một số từ tiếng Nhật nên tránh sử dụng

Mt s t tiếng Nht nên tránh s dng

 

 

Đây là một nội dung tôi xin đặc biệt gửi đến Quý vị độc giả có lòng yêu mến và đang theo học Nhật ngữ.

Đối với những người đam mê Nhật ngữ, chắc chắn chúng ta đã từng có lần nghĩ đến việc mình sẽ học thêm nhiều từ mới và sử dụng chúng một cách thật sành điệu thay vì chỉ dừng lại ở vốn kiến thức đã được học tại trường, Quý vị nhỉ?

Trong nội dung lần này tôi sẽ nêu ra một vài từ ngữ mà trên thực tế nghe sẽ không hay khi sử dụng chúng, xin mời Quý vị cùng tham khảo!

 

Ở Nhật Bản, mỗi ngành nghề đều có những thuật ngữ chuyên riêng biệt.

Đây là cách sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp cũ, chẳng phải sẽ rất tuyệt sao nếu chúng ta sử dụng chúng một cách thành thạo?

Tuy nhiên, chỉ cần một sai sót nhỏ khi sử dụng chúng cũng có thể khiến cách giao tiếp của chúng ta trở nên kém hay, nên hãy cẩn thận Quý vị nhé!

Lần này, chúng ta hãy cùng xem qua “Cách sử dụng thuật ngữ chuyên ngành một cách kém hay” dưới góc nhìn của nhân viên nhà hàng sushi.

Nhân tiện, nhiều người Nhật cũng sử dụng những từ này không đúng cách, nên Quý vị có thể cười thầm trong lòng một chút khi nghe thấy cũng không sao.

 

 

あがり

Tại nhà hàng sushi, có một số người gọi trà là “あがり”.

Thật ra thì từ này đúng là ám chỉ đến trà, nhưng chỉ được dùng để chỉ loại trà được phục vụ vào cuối bữa ăn.

Nếu vừa bước chân vào quán, vừa ngồi xuống ghế mà đã vội vã gọi “あがり、ください!” thì không thích hợp tí nào, và tôi e rằng những người phục vụ nghe thấy đang âm thầm cười.

Thế nên nếu muốn gọi cho mình một ly trà, hãy cứ gọi là “お茶をください!” Quý vị nhé!

 

 

おあいそ

Có một số người nói câu “おあいそ、おねがいします!” khi thanh toán và ra về.

Nhưng thật ra cách nói này vô cùng kỳ quặc.

Đây vốn dĩ là thuật ngữ được dùng từ phía cửa hàng như một lời hướng dẫn, với ý nghĩa:

“Khách hàng ra về, hãy tỏ ra niềm nở!”

 

Vì vậy, nếu khách hàng ra về mà sử dụng chúng thì giống như đang bảo với các nhân viên trong cửa hàng rằng “Hãy tử tế và niềm nở với khách hàng!” Đồng nghĩa với việc nói rằng đây là một cửa hàng không thân thiện, không niềm nở với khách hàng.

Dù sao thì chẳng hay tí nào nên hãy dừng sử dụng cách nói này Quý vị nhé!

Để nhắc nhở nhân viên bài tỏ lòng biết ơn với khách hàng, chúng ta có thể sử dụng cách nói “お感情、お願いします!”.

 

Tiếp theo, tôi sẽ gợi ý cho Quý vị một số từ hay và sành điệu.

 

むらさき

Đây là từ được dùng khi nói về nước tương.

Nước tương thường được cho là có màu đen, nhưng về nước tương tươi ngon thì là màu tím đậm.

Điều này xuất phát từ việc màu tím được coi là màu cao quý trong văn hoá Trung Hoa.

 

ぎょく

Dùng để nói về trứng.

Sẽ rất ngầu nếu Quý vị gọi món trứng bằng cách nói “ぎょく、1つ!”.

 

なみだ

Dùng khi nói đến wasabi.

Cách nói này xuất phát từ việc người ăn wasabi sẽ bị chảy nước mắt.

Nếu là tín đồ của loại gia vị chấm cay nồng này, Quý vị hãy thử gọi món cho chúng là “なみだ多めで!” thử xem sao nhé!

Phía nhà hàng sushi sẽ phải trầm trồ ngạc nhiên vì độ sành điệu này đấy ạ.

 

アニキ  vàオトウト

アニキ ( đồng nghĩa với兄) là thuật ngữ chỉ các mặt hàng đã được trữ trong một thời gian,

オトウト ( đồng nghĩa với 弟) là những mặt hàng mới hơn.

Tuy nhiên, có một điều Quý vị không nên nhầm lẫn, những món được gọi là アニキ không có nghĩa đó là những mặt hàng không tốt.

Có những loại cá sẽ ngon hơn nếu chúng ta để nó qua một thời gian. Chẳng hạn như là cá ngừ.

 

 

Không biết là Quý vị cảm thấy như thế nào về nội dung này ạ?

Trước đây, chúng ta thường sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành theo cách như thể đang thể hiện sự hiểu biết của bản thân. Cá nhân tôi cũng không ngoại lệ…

Tuy nhiên, từ lần sau, để tránh gây hiểu lầm hoặc cảm giác thiếu chuyên nghiệp, chúng ta hãy cố gắng sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành một cách chính xác và phù hợp hơn Quý vị nhé!

 

 

Tác giả: Abe Kengo

Biên dịch: Lê Phương Kỳ

Xem thêm: