Tại sao các Samurai, những người từng nắm quyền lực trong tay, lại sống trong cảnh nghèo đói?
Tại sao các Samurai, những người từng nắm quyền lực trong tay, lại sống trong cảnh nghèo đói?
Trong khoảng 360 năm trước khi Nhật Bản được hiện đại hóa, tuy Thiên hoàng là người đứng đầu đất nước trên danh nghĩa, nhưng trên thực tế, quyền lực lại nằm trong tay các Samurai. Trong 260 năm cuối cùng của thời kỳ đó, Nhật Bản hầu như không có chiến tranh, và hòa bình được duy trì.
Đế chế La Mã tồn tại trong khoảng 500 năm và họ duy trì quyền lực bằng cách liên tục mở rộng lãnh thổ. Tuy nhiên, Nhật Bản là quốc gia có diện tích lãnh thổ hạn chế nên không thể làm điều này.
Chính vì vậy, một khái niệm mới đã ra đời, được gọi là “Seihin” (清貧) – với ý nghĩa là sống thanh bạch, trong sạch và nghèo khó một cách đáng kính.
Khái niệm “Seihin” (清貧) có nghĩa là gì?
Trong Hán tự 清貧là “thanh bần”, nghĩa là nghèo đói thuần tuý.
Không quá mưu cầu danh lợi, tuy nghèo nhưng giữ cho mình hành động thanh cao, trong sạch.
Tuy nhiên, đây không phải là cái cớ để bào chữa cho sự nghèo khó vì không có tiền.
Việc sống thanh bần chỉ có ý nghĩa khi được thực hiện bởi những người có quyền lực.
Thời đại Samurai, xã hội được chia thành bốn tầng lớp chính:
Samurai → Nông dân → Thợ thủ công (người làm ra sản phẩm) → Thương nhân
Thứ tự này xác định địa vị xã hội, tuy nhiên, trong số đó, người giàu có nhất lại chính là tầng lớp thương nhân, tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
Thương nhân không tạo ra sản phẩm gì cả.
Họ có thể kiếm được nhiều tiền, nhưng lý do vẫn bị xếp ở tầng lớp thấp nhất là do phong tục coi trọng việc sản xuất của người Nhật.
“Nhất trấp nhất thái” (一汁一菜)
Bữa ăn của các Samurai vô cùng đạm bạc.
Cụm từ “nhất trấp nhất thái” dùng để diễn tả điều đó.
Ngoài cơm ra, chỉ có một món ăn kèm nhỏ và một bát súp miso. Chỉ có vậy thôi.
Không chỉ với các Samurai cấp thấp không có nhiều tiền, mà ngay cả các Samurai cấp cao, có nhiều người hầu, cũng ăn uống như vậy.
Người ta tin rằng sống giản dị sẽ rèn luyện bản thân trở nên trong sạch và đẹp đẽ.
Thậm chí, những thương nhân, tầng lớp thấp nhất trong xã hội, còn ăn ngon hơn nhiều.
Việc kiếm tiền không được xem là điều tốt
Giáo dục Samurai coi trọng việc giữ vững chính nghĩa và để thực hiện được điều này, việc rèn luyện cả thể chất lẫn tinh thần được xem là điều quan trọng.
Trong hoàn cảnh đó, việc kiếm tiền bị cho là điều cản trở con đường chính nghĩa.
Bây giờ nghĩ lại thì có thể thấy những điều xảy ra đã có hơi quá mức, nhưng chính điều này lại mang đến những kết quả tích cực.
Chẳng hạn như việc Nhật Bản đã không rơi vào chiến lược của Anh.
Để xâm lược Trung Quốc thời bấy giờ, Anh đã lan truyền thuốc phiện, một loại ma túy, khắp đất nước Trung Quốc.
Mục đích là để tước đi sức mạnh chiến đấu của quốc gia này.
Anh quốc cũng định làm điều tương tự với Nhật Bản bằng cách mua chuộc các quan chức cấp cao trong chính phủ, nhưng họ đã thất bại.
Bởi vì Nhật Bản khi đó được cai trị bởi những người có quyền lực nhưng không bị đồng tiền chi phối.
Thời đại bây giờ đã khác với ngày xưa.
Tuy nhiên, nếu những người nắm quyền lực chỉ hành động vì tiền bạc thì đất nước sẽ suy vong.
Giống như Đế chế La Mã từng sụp đổ vậy.
Đúng là không hề dễ dàng để sống theo cách sống thanh bần như các Samurai ngày trước, dù vậy tôi hy vọng rằng những người nắm quyền lực ngày nay có thể thấu hiểu được dù chỉ một phần mỹ học trong lối sống của các vị lãnh đạo thời đại trước.
Tác giả: Abe Kengo
Biên dịch: Lê Phương Kỳ