Tiếng địa phương – Những điều bạn không được học ở trường
Bạn tự tin với vốn tiếng Nhật của mình? Bạn nghĩ mình có thể trò chuyện với người bản xứ sau khi đã đạt trình độ tiếng Nhật nhất định.
Thế nhưng khi đến Nhật, đặc biệt là ở những vùng ngoài Tokyo, bạn ngạc nhiên khi nghe thấy rất nhiều thứ Tiếng Nhật nhưng lại không phải là tiếng Nhật mà bạn đã được học.
Cũng giống như tiếng Việt hay bất kì một ngôn ngữ nào trên thế giới, mỗi vùng miền của Nhật Bản lại có một cách nói riêng mà nếu không biết, bạn có thể không hiểu được những gì người Nhật đang nói.
Bạn sẽ nghe thấy những từ vựng mới, những mẫu ngữ pháp mới mà bạn chưa từng học qua, chưa từng biết đến.
Đã đến lúc tìm hiểu phương ngữ trong tiếng Nhật, để có thể tự tin nói chuyện với người Nhật.
1. Phương ngữ trong tiếng Nhật
Nước Nhật bị chia cắt thành nhiều vùng miền bởi địa hình đồi núi cách trở, thêm vào đó là sự cô lập ngăn cách của thời Mạc Phủ, không có gì ngạc nhiên khi có rất nhiều phương ngữ trên khắp nước Nhật. Sự khác biệt cơ bản trong tiếng Nhật giữa các vùng miền nằm ở trọng âm, âm điệu, từ vựng và cách sử dụng trợ từ.
Giống như ở Việt Nam, có rất nhiều vùng trên nước Nhật có giọng nói mà người Nhật cũng gặp khó khăn để nghe hiểu.
Vậy tiếng Nhật chuẩn là ở đâu?
標準語(Hyoujungo) hay 共通語(Kyoutsuugo) là thuật ngữ để chỉ tiếng Nhật phổ thông, được dùng trong chương trình giảng dạy, trên các chương trình truyền hình và các phương tiện thông tin chính thống khác.
Nhiều người cho rằng phương ngữ Tokyo rất gần với Tiếng Nhật chuẩn nhưng sự thật phương ngữ Tokyo cũng là một dạng tiếng địa phương. Một số nơi dù thuộc địa phận Tokyo nhưng người dân ở đó không nói chuẩn.
Người Tokyo không phải ai cũng nói giống với những gì bạn nghe trên NHK đâu
3. Phương ngữ Tokyo
Edo (tên gọi của Tokyo thời Mạc phủ) là trung tâm kinh tế chính trị của Nhật Bản thời bấy giờ, từ một làng chài nhỏ bé phát triển lên đô thị đông đúc hơn 1000.000.000 dân, tốc độ sống cũng nhanh dần lên.
Ảnh minh họa
Với nhịp sống hối hả, tốc độ nói của người dân ở đây rất nhanh, chính vì lý do đó, họ rất hay lượt bỏ chữ hoặc nói khác đi để cho nhanh hơn.
Ví dụ.
- ”しょうがない”(Shouganai) sẽ thành “しゃーねー” (Shaanee) : Hết cách rồi
- 太い(futoi) sẽ thành ”ふてー”(Futee) : béo, dày
- ごちそうさま (Gouchisousama) sẽ thành ごっつぁーん (Gottsuaan) : Cảm ơn vì bữa ăn
Một điều thú vị là người Tokyo gốc rất hay thêm những từ dư thừa này vào lời nói của mình như この_ やろう(konoyarou)
_ ばかやろう(Bakayarou)
_ おめー(Omee)
_ てめー(temee).
Bạn nào xem nhiều phim Nhật chắc cũng biết đây là những từ chửi tục trong tiếng Nhật. Vì người Tokyo gốc rất nhút nhát và ngại giao tiếp với người khác, họ sẽ cảm thấy thiếu tự tin nếu không thêm những cụm này vào.
Bên cạnh đó, người dân Tokyo gốc không phát âm đúng được một số chữ.
Ví dụ.
_ ひ(hi) họ sẽ phát âm thành し(shi) do đó 百円 thay vì đọc là Hyakuen sẽ thành Shakuen.
Tương tự họ sẽ phát âm し (shi) thay vì しゅ(shu) nên 亭主 thay vì đọc là Teishu sẽ thành Teishi.
Tuy nhiên, những vùng trung tâm của Tokyo bây giờ như Shibuya hay Shinjuku không nói như vậy nhé. Cách nói này chỉ đúng với những người ở khu vực Asakusa (Tokyo)- nơi được xem là trung tâm của thành Edo xưa.
4. Người dân Osaka và niềm tự hào với tiếng địa phương
Nói đến phương ngữ có lẽ phải nhắc đến phương ngữ ở Osaka. Không những vì sự thú vị vốn có mà vì niềm tự hào của người dân vùng này giành cho ngôn ngữ họ sử dụng.
Phần lớn dân Nhật đang quen dần với việc dùng ngôn ngữ phổ thông, riêng người dân Osaka đi đến đâu cũng giữ nguyên tiếng địa phương.
Đó là lý do khi đi du lịch Nhật Bản, mọi người vẫn khuyên nên học tiếng Nhật chuẩn và phương ngữ Osaka.
Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau cơ bản của một số câu tiếng Nhật chuẩn và phương ngữ Osaka
Osaka | Tokyo | Tiếng Việt |
ちゃう(chau) | ちがう(chigau) | Khác |
あかん(akan) | だめ(dame) | Không được |
めっちゃ(meccha) | とっても(tottemo) | Rất, cực kì |
わからへん(wakarahen) | わからない(wakaranai) | Không biết |
あほ(aho) | ばか(baka) | Ngốc |
おおきに(ookini) | ありがとう(arigatou) | Cảm ơn |
ほんま(honma) | ほんと(honto) | Thật sự |
Ngoài ra còn có một số cụm từ đậm chất Osaka mà có thể bạn đã nghe qua.
なんでやねん (nandeyanen) : Cái quái gì thế?
なんやこれ (nanyakore): Cái gì đây?
どしたん (doshitan): Sao đấy?
ええやん (ee yan): Không được hả?
おもろい (omoroi): Buồn cười nhỉ?
ありえへん (ariehen): Không thể tin được
なにいうてんねん (nani iu ten nen): Nói cái gì đấy?
もかりまっか (mokarimakka): Dạo này sao rồi?
まぼちぼちでんな (ma bochi bochi denna) Ừ thì, vẫn vậy
かまへん、かまへん (kamahen, kamahen) Không quan tâm, không quan tâm
ほんまーほんまごめんーほんまおおき (honma- honma gomen- honma ooki): thật không? Thật lòng xin lỗi, thật lòng cảm ơn
ほなまた (hona mata): hẹn gặp lại
なんにしてんねん(nani shi ten nen): Làm cái gì đấy
あかんで (akan de): Dừng lại, không được
Bạn sẽ dịch đoạn sau như thế nào theo phương ngữ Osaka?
akan de! nani shitennen omae!?
koitsu aho ya de honma ni,
mou ee wa, hayo kaereeeeee!!!
(Dừng lại, mày làm cái gì thế
Thằng này đúng là ngốc thật đấy
Thôi đủ rồi, nhanh đi về giùm đi)
Để trực quan sinh động, mời các bạn theo dõi đoạn Clip sau để xem chàng trai đến từ Osaka này đã bắt chước 47 loại tiếng địa phương khác nhau ở Nhật như thế nào nhé.
Sachiko
Những câu từ lóng trong tiếng Nhật
Cùng Japo thử sức với những câu nói “lẹo cả lưỡi trong tiếng Nhật