Bạn có chắc mình viết đã đúng chữ “So” trong bảng Hiragana?

Trong quá trình học tiếng Nhật, phần nào đối với bạn là khó nhất?

Chắc chắn nhiều bạn sẽ sẽ trả lời là Kanji. Kanji có quá nhiều bộ, lại na ná nhau nên đến cả người Nhật cũng lẫn lộn vì nó. Huống chi là đất nước chỉ sử dụng Alphabet như Việt Nam ta.

Thế nhưng, bạn có chắc mình đã hoàn toàn viết rành bảng chữ cơ bản nhất trong tiếng Nhật – bộ chữ Hiragana chưa?

Cõ lẽ nhiều bạn cũng để ý một số chữ cái trong bảng này được viết bằng nhiều cách.

Một trong số đó là chữ “So”. Sự thật rằng chữ “So” trong bảng chữ cái Hiragana có 2 cách viết.

Nó có thể được viết bằng 1 nét hoặc bằng 2 nét.

Đối với “So 1 nét” hay còn gọi là “So” viết liền nét, khi viết, từ nét ngắn đầu tiên trên đỉnh, bạn sẽ kéo liên tục xuống như chữ “Z” trong tiếng Anh

Còn với “So 2 nét”, đầu tiên bạn sẽ phẩy một nét rồi sau đó mới kéo nét thứ hai xuống. Cách viết này gọi là viết nét rời.


 

Tuy cách viết nào cũng đúng, nhưng cách viết liền nét phổ biến hơn. Trong một số văn bản cũ của Nhật vẫn lưu lại chữ “So” nét rời. Ngày nay hầu như người Nhật trẻ viết “So” bằng một nét nhiều hơn, phần lớn là để tiết kiệm thời gian.

Nguồn gốc của chữ “So”


Bất cứ chữ cái nào trong bảng chữ Hiragana đều có nguồn gốc từ Kanji. Cả “So” cũng vậy.

Khởi nguồn từ hán tự (Sou -Tằng) của Trung Quốc, có thể hiểu nghĩa là cháu, chắt. Hình trên biểu thị sự biến đổi của hán tự này thành cách viết như ngày nay.

Từ thời Heian, bắt đầu có sự xuất hiện của bộ chữ Hiragana, chữ “So” cũng dần thay đổi. Từ nửa cuối thời kỳ Heisei đến nay, người Nhật vẫn sử dụng cả hai cách viết, nhưng chữ “So một nét” trở nên phổ biến hơn.


Bổ sung cho bạn nào muốn tìm hiểu nguồn gốc của bộ chữ Hiragana nhé.


Một số Font chữ trên máy tính hoặc điện thoại vẫn còn giữ lại chữ “So” cũ.

Tuy hiện nay, cách viết “So” rời nét không còn được sử dụng rộng rãi nữa, nhưng mỗi khi nhìn thấy cách viết này, người Nhật lại liên tưởng đến thế hệ trước. Khi được hỏi thì chính họ cũng không biết lý do tại sao?

“Bật mí” cho các bạn thêm rằng dấu “Tenten (dấu phẩy kép trên đầu)” và “Maru (dấu tròn)” không phải do người Nhật sáng tạo ra đâu. Thậm chí cả “ Ya, Yu, Yo nhỏ” cũng vậy đấy. Vì người nước ngoài cảm thấy quá khó đọc khi thiếu những âm này nên đã giúp tiếng Nhật thêm vào thôi.

 

Nếu không tin các bạn thử đọc:

ありがとうございます → ありかとうこさいます

いっぴき → いちひき

さんびき → さんひき

しょうしょう → しようしよう

Cảm giác hơi không tự nhiên và lạ phải không nào?

 

 

Tiếng Nhật nói riêng và tất cả các ngôn ngữ trên thế giới nói chung đều có rất nhiều bí ẩn thú vị. Nếu các bạn chỉ học để thi lấy chứng chỉ thì không sao, nhưng nếu bạn nào đã thực sự yêu quý tiếng Nhật thì hãy tìm hiểu những bí ẩn sâu xa của nó nữa nhé.

Nguồn tham khảo: shosha.kokugo.juen.ac.jp

Chee
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: