“Bối rối” trước cách chấm bài “không giống ai” của giáo viên Nhật

Dấu tròn và dấu gạch chéo là hai ký hiệu quen thuộc ở bất cứ đâu trên thế giới. Thế nhưng, ở mỗi quốc gia, biểu tượng này lại mang một ý nghĩa khác biệt. Vậy ở Nhật thì sao? Bạn đã biết hết công dụng của hai ký hiệu tưởng chừng đơn giản này?

Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nhé!

Maru và Batsu trong đời sống

Bạn đã từng bắt gặp hành động giơ tay vòng qua đầu hay bắt chéo hay tay của người Nhật chưa?

Đây là hai ký hiệu được dùng phổ biến nhất trong cuộc sống hằng ngày của người Nhật.

Maru(マル印 ) nghĩa là đồng ý.

Batsu(バツ印)là không đồng ý (NG).

Trong mỗi trường hợp ta có thể dịch theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng có thể hiểu hình tròn là tích cực và hình gạch chéo là tiêu cực.

Trong bài kiểm tra

Bạn còn nhớ thời đi học, khi cô giáo đột nhiên nói gấp hết sách vở lấy giấy ra làm bài kiểm tra? Lúc đó, cả lớp sẽ chia ra hai thái cực, có đứa mặt tái mét loay hoay xin giấy đôi, có đứa bình thản, mặt tự tin cười với cô giáo. Đến lúc phát bài kiểm tra, một bên không khí chùn xuống, rầu rĩ cầm trên tay bài đầy dấu gạch đỏ, một bên hớn hở khoe tờ bài làm sạch, đẹp với điểm 10 tròn trĩnh. Hẳn đó là những kỷ niệm cả đời sẽ chẳng thể nào quên được.

Thế nhưng, điều Tôi muốn bàn đến  là cách chấm bài kỳ lạ của trường học Việt Nam và Nhật Bản. Tuỳ thói quen của mỗi giáo viên và đặc trưng văn hoá của mỗi nước, mà cách chấm bài cũng khác. Tuy nhiên, phải chăng Nhật Bản lại có phần “ngược ngạo” so với  thế giới.

Những bạn đã từng học qua với giáo viên người Nhật hẳn sẽ biết được cách chấm bài của họ khá lạ so với Việt Nam.

 

Câu trả lời đúng là câu được khoanh tròn lại và câu sai là câu bị gạch xéo.

Nếu so sánh với Việt Nam thì cách chấm này khá ngược ngạo. Dấu khoanh tròn chỉ dùng khi có chỗ cần lưu ý hoặc sai. Nếu đúng, giáo viên sẽ viết chữ “đ” (đúng) bên cạnh như hình dưới đây.

Ngoài ra , bạn có thể bắt gặp dấu Tick đỏ trong bài, nó được dùng với ý nghĩa… bác bỏ câu trả lời. Thay vì thế, ở Mỹ, nó mang nghĩa “chính xác” và  quen thuộc hơn là để Checklist.

Câu trả lời đúng biểu thị bằng dấu Tick theo kiểu Mỹ.

 Và dấu Tick cho biết câu trả lời sai theo kiểu Nhật.

Tuy nhiên, ở Việt Nam ký hiệu này mang nghĩa  “bài làm không đủ ý” .

Để diễn tả ý nghĩa này, Nhật lại có ký hiệu khác, đó là hình tam giác.

Trường hợp câu trả lời vẫn đúng nhưng chưa thuyết phục hay còn sai sót, giáo viên sẽ vẽ ký hiệu này kèm số điểm trừ bên cạnh.

Trong Game

Những ký hiệu trên đây đều được sử dụng rất phổ biến trên toàn thế giới nhưng ý nghĩa và cách dùng của nó ở mỗi nước lại không hoàn toàn giống nhau, thậm chí có sự biến đổi kỳ lạ. Điển hình là Game.

Nếu những bạn chơi Play Station bản Offline, sẽ dễ dàng nhận thấy sự tréo ngoe giữa 2 dấu O và X trên tay cầm của bộ trò chơi này.

Thay vì thông thường

O –> OK

X–> Cancel

thì hầu hết các công cụ chơi Game của Mỹ có hai ký hiệu này sẽ mang nghĩa ngược lại.

O–> Cancel

X–> Ok

Các Game thủ hãy nhớ lấy, đừng nhầm lẫn nhé.

Màu sắc bắt buộc 

Xanh và đỏ là hai màu thường thấy nhất khi hai ký hiệu đi chung. Tuy nhiên, để nói Maru phải là màu đỏ và Batsu phải là màu xanh thì không ai có thể khẳng định.

 

Dạo quanh một số trang Web, bạn có thế thấy nhiều tranh cãi và thắc mắc về màu sắc của hai ký hiệu này, có giả thuyết cho rằng.

Màu đỏ mang ý nghĩ thù địch và phủ định nên sẽ dành cho Batsu.

Ngược lại, màu xanh mang ý nghĩa đồng minh và khẳng định nên dành cho Maru.

Thế nhưng đáp án cuối cùng thì đến nay vẫn còn bỏ ngỏ.

Kết

Trên đây là những vấn đề xung quanh hai ký hiệu mà tất cả người học tiếng Nhật đều dùng hoặc bắt gặp ít nhất một lần trong đời.

Thật nhiều khác biệt so với tưởng tượng của bạn đúng không nào?

Tuỳ vào từng trường hợp mà sử dụng hai ký hiệu này cho đúng nhé!

Chee

“Hãy đối xử dịu dàng với tôi” thông điệp từ những ký hiệu.

Gắn ký hiệu vào bản đồ cho người nước ngoài dễ hiểu hơn

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: