Cùng là ngày mai nhưng trong tiếng Nhật lại có tới 3 cách đọc. Tại sao?

Trong tiếng Nhật có rất nhiều từ, tuy cùng Kanji. cùng ý nghĩa nhưng lại có nhiều cách đọc khác nhau. Đối với những loại từ như thế, những người học tiếng Nhật cũng chỉ biết “khóc thầm lặng lẽ” vì không thể biết được trong trường hợp nào sẽ sử dụng cách đọc nào.

Bạn có biết từ Kanji mà bất kì ai vừa làm quen với tiếng Nhật cũng biết  明日 có đến 3 cách đọc. Cách đầu tiên, thông dụng nhất là “Ashita”, ngoài ra còn có “Asu” và “Myounichi”. Cả ba đều có chung ý nghĩa là ngày mai. Thế nhưng, tình huống sử dụng và nguồn gốc ý nghĩa của ba từ này lại hoàn toàn khác nhau.

1. Ashita

Ashita là cách đọc thuần Nhật, mang ý nghĩa nguyên gốc là Asa- buổi sáng. Đây cũng chính là cách đọc phổ biến nhất cho từ Kanji nói trên.

Một ngày mới bắt đầu bằng buổi sáng (Asa-Ashita) và kết thúc với buổi chiều (Yuube). Tuy nhiên Ashita là từ có tính tuần tự, vì thế nó không chỉ có ý nghĩa buổi sáng hôm nay, mà còn mang ý nghĩa của buổi sáng tiếp theo chạng vạng ngày hôm trước. Dần dần, người Nhật quen dùng Ashita với ý nghĩa là ngày mai.

Cách đọc Ashita thường được sử dụng trong những tình huống giao tiếp bình thường, suồng xã, và thường dùng trong ngôn ngữ nói hằng ngày. Đó là lý do bất kì người học tiếng Nhật nào cũng biết 明日 được đọc là Ashita.

2. Asu

Tuy nhiên 明日 còn có một cách đọc khác, ít phổ biến hơn, Asu.

Lời bài hát “Asu e no Tegami” (Bức thư gửi ngày mai)

Nếu Ashita là cách đọc thể hiện ý nghĩa buổi sáng, Asu mang ý nghĩa của sự thay đổi thời gian từ hôm nay sang hôm sau. Nguyên gốc của nó là ngày tiếp theo của hôm nay.

Khi nào đọc là Asu, khi bạn đọc những văn bản bằng tiếng Nhật dưới dạng diễn thuyết. Ngoài ra, khi bạn muốn nhấn mạnh ý nghĩa chuyển tiếp giữa hôm qua và hôm nay, bạn có thể sử dụng cách đọc Asu này.

Đó là lý do trong lời các bài hát bằng tiếng Nhật,  明日 được đọc là Asu thay vì Ashita.

Ngoài ra, Asu được sử dụng trong những tình huống trang trọng hơn, ví dụ trên truyền hình, chủ yếu trong các bản tin thời sự. Ngoài ra, Asu là cách đọc sử dụng trong những câu thành ngữ, tục ngữ tiếng Nhật

3. Myounichi

Đây là cách đọc ít phổ biến nhất trong 3 cách đọc. Khác với Ashita và Asu đều là Konyomi (đọc kiểu Nhật) thì Myounichi là cách đọc Onyomi (đọc phiên âm Hán Tự).

Trong tiếng Trung Quốc, 明日 cũng có nghĩa là ngày mai, đọc là mingri, khi phiên âm sang tiếng Nhật sẽ trở thành Myounichi.

Nếu Asu được sử dụng trong tình huống trang trọng, thì Myounichi cũng được dùng trong những tình huống rất trịnh trọng. Ví dụ trong doanh nghiệp, khi báo cáo với cấp trên.

『みょうにち、ご報告させていただきます』

(Myounichi, go houkoku sasete itadakimasu)

Ngày mai, tôi sẽ báo cáo về vấn đề ấy.

Nếu bạn nào thường sử dụng tiếng Nhật có thể sẽ không gặp khó khăn khi sử dụng 3 cách đọc trên. Tuy nhiên, khi mới làm quen với tiếng Nhật, lúc tra từ điển sẽ không tránh khỏi bỡ ngỡ và nhức đầu với những cách đọc “chồng chéo”  này.

Tiếng Nhật thật là khó đúng không? Thế nhưng không riêng gì tiếng Nhật, bản thân ngôn ngữ là sản phẩm của sự phát triển phức tạp của lịch sử và văn hoá, do đó bạn không thể nào học ngoại ngữ như các môn khoa học khác được. Để học tốt ngoại ngữ, bạn phải chấp nhận cả những mâu thuẫn không thể giải thích, và bắt đầu làm quen với cách người bản xứ sử dụng ngôn ngữ, dù nhiều khi chính họ cũng không thể lý giải cho những mâu thuẫn này.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích và tiếp thêm cho bạn động lực để chiến đấu với tiếng Nhật. Cuối cùng, hãy cùng thư giãn với bài hát “Ashita wa kitto ii hi ni naru” (Ngày mai nhất định sẽ là một ngày tốt đẹp).

Sachiko
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: