Tiếng Nhật: “sống sót” sau cuộc khủng hoảng ngôn ngữ

Trong chiến tranh, Nhật Bản là nước bại trận, và bị quân Đồng minh khống chế, trong đó có nước Mỹ.

Bạn có thắc mắc trong thời gian đó, ngôn ngữ Nhật như thế nào không?  Xoay quanh vấn đề này, một cuộc thảo luận gây gắt đã được đặt ra.

Thời kỳ chiến tranh , Nhật đã từng có những khẩu hiệu ác ý với lời lẽ đanh thép được viết bằng nhiều ký tự Kanji nhằm hạ nhục nước Mỹ. Chẳng hạn những câu dưới đây:

 鬼畜米英(きちくべいえい) – Kichiku Beiei

Bọn Tây là lũ súc vật

( Nguồn internet)

 Câu này ý nói người Mỹ và người Anh chắc khác gì quỷ dữ. Hay như câu:

一億玉砕(いちおくぎょくさい)- Ichioku Gyoukusai

100 triệu mảnh đá vỡ

( Nguồn internet)

Câu này thể hiện ý chí đánh bại kẻ địch dẫu cho phải “thịt nát xương tan” của người Nhật, ví như hàng trăm triệu mảnh đá vỡ vụn, tang thương.

Các bạn có thấy giống một câu trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ” Đánh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn non sông gấm vóc” không?

Một buổi luyện tập của bà con thời kỳ chiến tranh ở Nhật

( nguồn internet)

Hay khẩu hiệu mang đậm tinh thần Nhật

神州不滅(しんしゅうふめつ)

Đất nước của các vị thần không thể bị tiêu diệt

( Nguồn internet)

Vào thời chiến tranh, quân Đồng minh đã từng có ý định khai trừ bảng chữ Kanji của người Nhật, với lý do

 

日本語は複雑で、国民の識字率が低い 

 また、わかりにくい漢字があるために間違った認識が伝わっている。

 日本国民の教育のために文字を廃止しよう。

Dịch ” Vì tiếng Nhật quá phức tạp nên tỷ lệ người dân biết chữ thấp. Hơn nữa, việc truyền tải những nhận thức sai lầm có thể xảy ra do chữ Kanji rất khó hiểu. Vì một nền giáo dục quốc dân Nhật hãy dừng việc phát triển bảng chữ cái tiếng Nhật ”

Người ta tổ chức một cuộc khảo sát nhằm tổng kết số người biết đọc tiếng Nhật trên cả nước.

( Nguồn internet)

Kết quả bất ngờ, kể cả những người ở vùng sâu vùng xa cũng có thể đọc được.

Đối tượng cuộc khảo sát có cả những ông bà cụ lớn tuổi tại 270 địa điểm trên toàn nước Nhật.

Tỷ lệ người biết chữ là 97.7%, con số này đã gây ngạc nhiên cho những người ngoại quốc.

Vì lẽ đó, Kanji đã không bị xóa bỏ và tiếp tục trở thành một phần của bảng chữ cái tiếng Nhật.

Đến nay, người Mỹ vẫn không khỏi giật mình vì con số này.

Nhân tiện, tỷ lệ biết chữ ở Nhật cao trong thời kỳ này không phải là chuyện bất ngờ, bởi đầu năm 1850, đã có tới 70%  đến  86% người có thể đọc viết.

Trong đó, 100% người thuộc tầng lớp Samurai biết chữ. Còn tầng lớp bình dân ở các bé nam là 49%-54%, bé gái là 19%-21%

Một trường học dạy đánh máy ở Nhật

( Nguồn internet)

Trong khi đó, tại London ở Anh Quốc, tầng lớp thượng lưu biết chữ là 29% đến 25%, tầng lớp bình dân vào khoảng 10%.

Theo các nguồn tin hiện tại, tỷ lệ biết chữ ở Nhật là trên 99%, ở Việt Nam tỷ lệ là 92,8%

Tỷ lệ người biết chữ cao ở cả hai quốc gia bị cho là bất thường trên thế giới, dẫu cho con số trên xuất phát từ một nền giáo dục nghiêm túc, ai cũng phải được đến trường.

Dù ai cũng biết người Nhật nổi tiếng siêng năng, cần cù. Thế nhưng việc tỷ lệ biết chữ ở Nhật sấp xỉ 100% vẫn là một cú sốc lớn đối với thế giới.

Kengo Abe

Những từ tiếng Nhật không thể dịch sang ngôn ngữ khác

“Mạo hiểm”học tiếng Nhật qua thơ Haiku

Thơ Haiku phiên bản Pháp mở đường cho việc sáng tác Haiku phiên bản Việt

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: