“Lộ diện” chữ Kanji khó nhất thế kỷ, đến cả sinh viên đại học Tokyo cũng “bó tay”
Đối với các bạn khi học Kanji, cách đọc hay cách viết là điều trở ngại nhất? Có bạn đọc thành thạo Kanji nhưng đến khi cầm bút lại chẳng thể nhớ nổi, đây có lẽ là tình trạng chung của người Nhật trẻ hiện nay.
Ngược lại, một số người lại viết ra thoăn thoắt Kanji nhưng nhìn mặt chữ lại không đọc được. Chưa kể các trường hợp đặc biệt hay biến âm. Thế giới Kanji thật khiến người học nhức não phải không nào?
Kênh tin tức ANN News đã công bố kết quả cuộc thi đoán cách đọc Kanji trúng 100,000 Yên tiền thưởng do tỉnh Ehime tổ chức. Rất tiếc, không một ai “rinh” được số tiền này về. Kể cả sinh viên Todai (đại học Tokyo) cũng vậy.
Đó là Kanji dưới đây:
Liệu bạn nào có thể đọc ra ?
Nhằm khuyến khích và quảng bá nông sản của tỉnh, Hiệp hội nông nghiệp JA tỉnh Ehime đã tổ chức cuộc thi giải Kanji nhận quýt. Trị giá hộp quýt gồm 12 quả trị giá lên đến 100,000 Yên.
Thế nhưng, rất tiếc cả 35 sinh viên Todai được phỏng vấn đều không thể đọc ra Kanji này.
Được biết Hán tự này liên quan đến đặc điểm thú vị của giống quýt nổi tiếng vùng Nishiuwa tỉnh Ehime.
Vì vậy, có lẽ nào người dân ở đây cũng có thể đọc được Kanji này nhờ quen thuộc với giống quýt quê nhà ?
Thật không đơn giản chút nào. Đến cả người địa phương cũng “bó tay”!
Cuối cùng, chương trình đã công bố cách đọc của Kanji khó nhất thế kỷ. Đó chính là Jounou
Từ này có nghĩa là xơ quýt, lớp vân trắng khi bạn lột quả quýt ra.
Rất nhiều người không thể ăn xơ quýt và lột bỏ phần này, thế nhưng đây là thành phần rất tốt cho sức khoẻ. Thực tế, nhiều nhà khoa học chứng minh được rằng xơ quýt chứa Rutin, có khả năng lưu thông máu, loại bỏ các mảng bám trên thành huyết mạch, tốt cho não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đột qụy, ung thư dạ dày…
Kanji quả là một thử thách lớn không chỉ với những người học tiếng Nhật mà ngay cả với người bản xứ. Nhiều từ người Nhật có thể dùng hằng ngày, nhưng lại “bó tay” trước cách đọc viết Kanji của chúng, thậm chí có người còn không biết có từ Kanji tương ứng. Chính bởi quá “khó nhằn” mà người Nhật đã nghĩ ra cách Katakana hoá nhiều từ Kanji phức tạp. Cách này bên cạnh tính tiện lợi cũng có mặt trái, đó là một vài từ Kanji vĩnh viễn bị cho vào quên lãng.
Vì thế khi học Kanji các bạn cũng đừng quá áp lực nhé, cứ sử dụng chiêu thức “mưa dầm thấm lâu”, canh ninh lâu ngày rồi củ cũng sẽ nhừ thôi !
Chee
Tình huống cười ra nước mắt vô cùng đáng yêu khi người nước ngoài đọc nhầm Kanji
Sáng tạo cùng Kanji – Phương pháp mới vừa chơi vừa học hiệu quả bất ngờ
Có thể bạn chưa biết, Kanji của 4 có đến 2 cách viết khác nhau