[Tiếng Nhật nguy hiểm] 7 kiểu nói “Vâng” (はい-Hai) khiến người Nhật điên tiết

Cùng một từ những tuỳ theo sắc thái diễn đạt mà biểu hiện thái độ khác nhau của người nói.

Ví dụ trong tiếng Việt, khi bị người lớn la mắng:
Mẹ: Lần sau con không được như thế nữa đâu, biết chưa?
Con: Dạ~!

Chữ Dạ kéo dài mang theo cảm giác buồn rầu khiến người nghe hiểu rằng, đối phương thật sự đang hối lỗi về việc mình làm. Ngược lại, vừa nói “Dạ” vừa “nhăng răng” cười toe toét, thì lại mang lại cảm giác đùa giỡn, thiếu sự tôn trọng đối với người nghe.

Tiếng Nhật cũng có những từ dễ gây hiểu lầm khi người nói có những biểu cảm sai lệch.

Japo sẽ giới thiệu đến bạn một từ vựng dễ hiểu và quen thuộc nhất với những ai đang học tiếng Nhật: “HAI”

“Hai” nghĩa là Vâng trong tiếng Nhật, trái nghĩa với “Iie”-không. Thế nhưng nó sẽ không còn là cách nói vâng dạ thể lịch sự nữa mà sẽ trở thành cách “chọc tiết” đối phương trong những trường hợp sau đây.

1.”Hai” một cách thều thào

Vừa kéo dài từ “Hai”, vừa đáp lại một cách thiếu sức sống chắc chắn không phải là cách hay khi bạn đang bị khiển trách.

2. Mở miệng một nửa
Cảm giác như đang thách thức, nghĩa như: “Ờ vậy đó, thì sao!”

3. “Hai” x2 

Vâng dạ cho qua chuyện, cảm giác không thật.

4. Vừa “Hai” vừa thở dài 

Cảm giác chán nản, buồn phiền.

5. Vừa xoay cổ vừa “Hai”

Cũng mang sắc thái giống kiểu 2, ngoài miệng nói “Dạ” nhưng cả khuôn mặt hiện lên cảm giác chán chường : “Ông định nói đến bao giờ vậy”.

6. Vừa cười vừa “Hai”

Cách “Hai” này không xấu nhưng nó lại phản tác dụng khi bạn đang ở trong một bầu không khí căng thẳng như bị la mắng.

7. “Hai” liên tục át lời người khác

Thường thì những từ lặp lại quá nhiều sẽ mang lại cảm giác giả tạo (như Hai x2) Trường hợp Video dưới đây dễ làm người đối diện tức giận, gặp phải người nóng tính không chừng sẽ đập cho anh này một trận mất.

Video: YouTube

“Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một lời khuyên chưa bao giờ cũ. Nhưng một khi chọn được từ ngữ rồi thì thái độ cũng cần chuẩn xác theo tình huống nhé.

Ngược lại, các bạn sắp sang Nhật hoặc có điều kiện giao tiếp cùng người Nhật cũng quan sát xem thái độ của họ khi nói chuyện xem “thật” đến mức nào. Nếu rơi vào trường hợp “Hai liên tục át lời mình” là xác định luôn rồi nha.

Chee 

Tiếng Nhật ngoài sách vở: Gottsuan desu!

Khi tiếng Nhật đọc giống tiếng Việt -đọc một đằng, nghĩa một nẻo

Lỗi sai không của riêng ai – Xem lại các biển chỉ dẫn dịch vụ tiếng Nhật ở Việt Nam trước khi bị người Nhật bắt bẻ nhé

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: