Ai bảo vì Kanji là Hán tự nên người Trung Quốc có lợi thế học tiếng Nhật? Kết quả hoàn toàn ngược lại đấy

Như các bạn được biết, Kanji của Nhật Bản là hệ thống chữ tượng hình, mượn từ chữ Hán, được sử dụng trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật hiện đại, cùng với Hiragana và Katakana. Vì thế rất nhiều người cho rằng những người học tiếng Trung Quốc sẽ dễ dàng học được tiếng Nhật.

Thế nhưng kết quả ngược lại, vì “lúc giống lúc không” mà những người học tiếng Trung Quốc, hay người Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn và trường hợp nhầm lẫn khi đến Nhật.

Ảnh Pinterest

Câu chuyện hài hước: Tại sao người Nhật im lặng?

Đó là vì họ có biển báo nhắc nhở im lặng ở khắp mọi nơi ! – Đây là câu trả lời của một người Đài Loan đến Nhật Bản, tuy nhiên đó chỉ là nhầm lẫn mà thôi.

“Ba của tôi đến Nhật lúc 30 tuổi. Lần đầu tiên đến đây ông nhận thấy người Nhật rất im lặng và không nói gì nhiều, kể cả ở chốn đông người hay nơi cộng cộng. Trái lại ở Đài Loan (và một số nơi khác), khu vực công cộng thường là nơi ồn ào nhất.

Ở Nhật, 非常出口 (Hijō deguchi) có nghĩa là cửa thoát hiểm. Tuy nhiên, người Đài Loan vào thời bố của tôi học cách đọc Hán tự từ phải sang trái, kể cả khi từ được viết theo hàng ngang. Do đó thay vì đọc là 非常出口, ông đọc thành 口出常非. Từ này dịch nôm na có thể hiểu là “Khi bạn nói nhiều quá thì lời bạn nói ra sẽ không hay đâu”.

Ảnh Yahoo!ブログ – Yahoo! JAPAN (Cái này là bảng giữ im lặng đó…)

Chính vì thế ông trở về Đài Loan và bảo với mọi người rằng lý do người Nhật im lặng như vậy là vì họ đặt biển báo nhắc nhở người dân giữ trật tự ở khắp mọi nơi”

Một người khác cũng lên tiếng về khó khăn của mình khi nhầm lẫn hai ngôn ngữ.

“Khi tôi còn chẳng biết chữ tiếng Nhật nào, có lần tôi đã đọc 刺身 (Sashimi) thành hình xăm đấy. Dù rằng bây giờ trong ngôn ngữ Trung Hoa hiện đại ai cũng biết đó là Sashimi rồi, vậy mà thú vị thay, người Đài Loan lại dùng từ 沙西米 để chỉ Sashimi.

Tôi cũng vẽ một bức tranh thú vị để diễn đạt câu chuyện này nữa nè.

Ảnh Quora

Có rất nhiều từ mang 2 ý nghĩa khác nhau ở Nhật và Trung Quốc, hoặc có ý nghĩa ở tiếng Nhật nhưng lại chẳng có nghĩa gì hết trong tiếng Trung, dù có cùng cách viết.

  • 自慢 (Jiman) – Tự mãn – Từ này vốn chẳng có nghĩa gì trong tiếng Trung cả
  • 我慢 (Gaman ) – Nhẫn nại, chịu đựng -Tương tự từ trên, từ này cũng chẳng có ý nghĩa gì trong tiếng Trung hết
  • 退屈 (Taikutsu) – Chán, mệt – Như trên
  • いい加減にしろ (Iikagen ni shiro) – Đủ rồi đấy ! -Tất nhiên trong tiếng Trung không có Hiragana thế nhưng 加減 có nghĩa là tăng và giảm.
  • 勝手に (Katte ni) – Ích kỷ, tự ý – Tay thắng?
  • 万引き (Manbiki) – Ăn cắp tại cửa hàng – ???

Thật ra nếu người Nhật mà bóc mẻ những từ trên chỉ dựa vào nghĩa Kanji, chắc họ cũng chẳng hiểu.

Sở dĩ những từ Kanji trên gây khó hiểu với người Trung Quốc vì họ sử dụng Kanji dựa vào ngữ âm thay vì ngữ nghĩa.

Thật ra Trung Quốc cũng có một số mô hình từ dùng ngữ âm thay vì ngữ nghĩa, nhưng nó được đặt theo cụm và được dùng theo thói quen. Ví dụ 奧巴馬 (au-ba-ma; Obama), 澳大利亞 (au-da-li-ya; Australia).

Một số ví dụ khác:

喧哗上等

Ảnh Twitter

Các nhóm giang hồ Nhật Bản dùng từ này để thể hiện bản thân là một người đánh đấm giỏi, thế nhưng trong tiếng Trung nó chỉ có nghĩa là giỏi gây chuyện.

怒罗卫门 có nghĩa là Doraemon, nhưng với người Trung Quốc, cái tên này giống tên của Phật.

Nhưng từ buồn cười nhất chắc phải kể đến từ này

精一杯 (Sei ippai), thế nhưng

Ai học tiếng Nhật chắc cũng biết từ này có nghĩa là “cố gắng hết sức”, thế nhưng nếu dịch qua tiếng Trung lại thành “1 cốc…tinh dịch”. Đúng là bạn phải cố gắng thật nếu muốn sản xuất 1 cốc…

Thông qua các câu chuyện nói trên, chắc bạn cũng thấy rằng người Trung Quốc cũng “vật vã” với Kanji không kém gì người Việt chúng ta, dù rằng về bản chất Kanji cũng là Hán tự đấy.

Thêm vào đó, các bạn có thói quen học Kanji theo nghĩa chữ Hán cũng nên cẩn thận kiểm tra nghĩa thật của từ nhé !

Chỉ còn 1 tuần nữa là các bạn bước vào kỳ thi JLPT tháng 7 rồi, tình hình học Kanji của các bạn đến đâu rồi nhỉ?

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: