[Hỗ trợ JLPT] “Tất tần tật” mọi cách sử dụng của động từ ghép phổ biến nhất trong tiếng Nhật

Nếu bạn đã học tiếng Nhật được vài tháng, chắc chắn có lần bạn chạm trán với động từ kết hợp với 込む (komu). Bản thân từ này mang nghĩa đông đúc. Thế nhưng đây còn là một động từ rất phổ biến được dùng để kết hợp với các động từ khác.

Trong tiếng Nhật, các động từ ghép này thường là tổ hợp giữa một động từ ở thể lịch sự (gọi là V1) và V2 (trường hợp này là động từ 込む). 

Cấu trúc:

V1+込む

Ảnh YouTube

Danh sách động từ ghép trong tiếng Nhật dài vô kể, nhưng động từ ghép với 込む được xem là phổ biến nhất. Có khoảng 255 động từ ghép sử dụng 込む. Bạn đã biết tại sao mình cần đọc bài này rồi chứ?

Đầu tiên, động từ ghép với 込む được chia làm 2 loại: chỉ chuyển động thể chấtkhông chuyển động. Trong mỗi loại sẽ được phân làm những mục nhỏ hơn. Hiểu phức tạp vậy thôi nhưng nôm na chúng ta cần biết 4 luật sau để hiểu về động từ ghép với 込む.

  1. Trạng thái chuyển dần vào trong (chuyển động thể chất)
  2. Khắc sâu hơn các chuyển động vào trong (chuyển động thể chất)
  3. Nhấn mạnh vào hành động (không chuyển động)
  4. Hành động lặp lại cho đến khi đạt đến sự thỏa mãn. (không chuyển động)

Bây giờ hãy lần lượt đi vào từng luật để hiểu rõ hơn, đồng thời tìm hiểu vào khái niệm, ví dụ và ngoại lệ nhé. Bạn cứ yên tâm, chỉ cần bạn hiểu được nghĩa của V1, chắc chắn bạn sẽ biết được ý nghĩa của động từ ghép mới nếu nắm được 4 quy luật nói trên.

Vận động thể chất

Đối với các động từ chỉ vận động thể chất, đặc điểm chung là hành động sẽ được chuyển từ nơi này đến nơi khác, vì thế hành động hữu hình và dễ dàng nhận biết.

1. Trạng thái chuyển vào trong (chỉ hướng hành động)

Cho dễ hiểu, lấy ví dụ với động từ 飛ぶ (Tobu): bay nhảy. Thế nhưng nếu chỉ có động từ này, ta không thấy được hướng của hành động nhảy. 

Do đó ta có động từ 飛び込む (Tobikomu) – từ này có nghĩa là nhảy vào trong.

Ảnh 夢占い – Seesaa ブログ

*Lưu ý chuyển 飛ぶ (Tobu) thành  飛び (Tobi) trong 飛び ます(Tobimasu) trước khi kết hợp với 込む.

  • みんなでプールに飛び込んだ。(Minna de puuru ni tobikonda) Tôi nhảy vào trong hồ bơi cùng mọi người
  • 雨が降って来たので、テントに駆け込んだ。(Ame ga futte kita node, Tento ni kakekonda) Vì trời bắt đầu mưa, tôi chạy bổ vào trong lều)

V1 ở đây là 駆ける (kakeru) có nghĩa là chạy nhanh. Nếu trong câu trên chúng ta không sử dụng động từ ghép với 込む thì hành động chỉ dừng lại ở “chạy nhanh đến lều” chứ không nhất thiết phải vào trong lều.

  • 駆け込み乗車は危険ですのでお止めください。(Kakekomi jousha wa kiken desu node o tomekudasai) – Hành động chạy bổ lên tàu rất nguy hiểm, vì thế xin hãy dừng lại

Ảnh ガリバー

駆け込み (kakekomi) – nguyên cụm được hiểu là chạy vào trong tàu với tốc độ nhanh.

Một số ví dụ khác

怒鳴る (Donaru) : Hầm hầm nổi giận – 怒鳴り込む (Donarikomu) : Hầm hầm nổi giận, xông vào ai đó

誘う (Sasou) : mời mọc – 誘い込む (Sasoikomu) : Mời vào trong = dụ dỗ.

丸める (Marumeru) : cuộn tròn, vo tròn – 丸め込む (Marumekomu) : cuộn tròn nhét vào, tán tỉnh

Nếu để ý, bạn sẽ thấy một số từ có nghĩa hơi “bóng” một chút như cụm 誘う (Sasou) và 誘い込む (Sasoikomu)

Trường hợp của từ 丸め込む (Marumekomu), nghĩa “tán tỉnh” sẽ có nghĩa nếu bạn hiểu 丸め込む theo kiểu nâng niu, vuốt ve, nắn bóp vật gì đó bên trong lòng bàn tay cho đến khi vật đó thành hình.

2. Khắc sâu hơn các chuyển động vào trong

Nếu như trong V1 đã ám chỉ hành động vào trong một vật thể nào đó, vậy ý nghĩa của việc thêm 込む là nhằm nhấn mạnh, khắc sâu hơn hướng của hành động.

Ví dụ

  • ここに切り込みを入れてください (Koko ni kirikomi wo irete kudasai) – Làm ơn cắt sâu hơn ở chỗ này
  • ビエトは、うまくに潜り込めたようです。(Viet wa, umaku tekijin ni mogurikometa you desu) – Hình như Việt đã tìm được cách lẩn vào trong trại địch)

Động từ 潜る (moguru) mang nghĩa chui vào, lẩn vào (đã ám chỉ hướng vào trong cái gì đó), thế nhưng khi thêm 込む, ta hiểu hành động lẩn vào này có thể đi quá đà, và mang lại nguy hiểm cho Việt.

Vì thế trong trường hợp số 2 này, động từ ghép của 込む ám chỉ một hành động phá luật, đi quá xa và không nên thực hiện.

  • 「あと五分!」そう言って、ワニカニは布団に潜り込んだ。(Ato go fun! Sou itte, WANIKANI wa futon ni mogurikonda) – Chỉ còn 5 phút thôi, nói vậy rồi mà WANIKANI vẫn còn ở trong chăn cơ à –> lẽ ra WANIKANI không nên ngủ lúc này, anh ta đã vượt quá giới hạn.

Ảnh Goo ブログ

  • コウイチはオフィスに泊まり込んで、この記事を書きました。(Kouichi wa ofisu ni tomarikonda, kono kiji wo kakimashita) – Anh Kouichi ở lại văn phòng để viết bài. –> 泊り込む (tomarikomu) ở đây ý nói hành động của Kouichi là ngoài ý muốn, do có việc phải làm nên anh ta mới ở lại. Bạn có thể sử dụng từ này khi bị mời ở lại một nơi mà bạn cảm thấy không mấy dễ chịu.

Không chuyển động

3. Nhấn mạnh vào hành động

Để cho dễ hiểu, hãy đi thẳng vào ví dụ nhé

  • Thông thường 話す (hanasu) có nghĩa là trò chuyện, nhưng 話し込む (hanashikomu) có nghĩa là trò chuyện trong thời gian dài, đề tài sâu sắc.
  • 知らない間に眠り込んでいた。(Shiranai ma no nemurikondeita) – Tôi ngủ say lúc nào không biết. 眠り込む (Nemurikomu) ở đây khác 眠る (Nemuru) ở chỗ ám chỉ giấc ngủ ngon, say sưa.
  • そんなところに座り込んで、何してるの?(Sonna tokoro ni suwarikonde, nani shiteru no?) – Làm gì đấy, sao cứ ngồi lì ở đây thế – Đôi khi động từ ghép này được dùng để phàn nàn, do người Nhật không thích nói thẳng, do đó hãy thật tinh tế nhé.
  • うわー、ずいぶん老け込んだね。(Uwa~, zuibun fukekonda ne) – Trời, cậu già đi nhiều đấy – Cố tình nhấn mạnh để trêu chọc

Ảnh ニコニコ静画

4. Hành động lặp lại cho đến khi đạt đến sự thỏa mãn

Cũng giống với trường hợp 3, nhưng khi thêm 込む trong trường hợp này, V1 sẽ được lặp lại cho đến khi đạt được điều kiện gì đó.

  • この靴、かなり履き込んだからボロボロになってしまった。(kono kutsu, kanari hakikondakara boroboro ni natte shimatta) – Đôi giày này đi nhiều lắm rồi, vậy nên rách tươi hết trơn
  • すごく上達してるじゃん。この曲、ずい分弾き込んだの? (Sugoku joutatsu shiteru jan. Kono kyoku, zuibun hikikondano?) – Cậu tiến bộ nhanh quá, chắc tập chơi bài này nhiều lắm rồi đây.
  • 友達がしつこくワニカニを売り込んでくるんです (Tomodachi ga shitsukoku WANIKANI wo urikonde kurun desu) – Bạn tôi một mực đòi giới thiệu WANIKANI cho tôi –> hành động giới thiệu dai dẳng cho đến khi thành công thì thôi

覚え込む! (Oboekomu) – Bạn đã ghi nhớ “sâu sắc” được chưa?

Thế nào ! Bài viết khá dài, nhưng cảm ơn bạn đã đọc đến cuối cùng. Vậy bạn đã nhớ sâu được các cách sử dụng của động từ ghéo với 込む chưa.

Tóm tắt

V1 込む (trong đó V1 chỉ chuyển động hoặc không chỉ chuyển động)

  • Chỉ chuyển động: thêm hướng chuyển động vào trong và nhấn mạnh thêm chuyển động (hành động vượt quá giới hạn, bất bình thường)
  • Không chuyển động: nhấn mạnh, khắc sâu hoặc lặp đi lặp lại hành động đến khi đạt được thành tựu, kết quả hay thỏa mãn điều kiện gì đó.

JLPT rượt tới nơi rồi đấy (ý là ngày mai), học nhanh đi, trước khi…

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: