Senpai hay Sempai, tại sao lại là Tempura trong khi tiếng Nhật không có chữ “m”?

Bạn đã bao giờ thắc mắc từ 先輩 (せんぱい – Senpai) – nghĩa là Tiền bối rõ ràng được viết bằng chữ ん (đọc là “n”) nhưng khi phát âm lại giống Sempai hơn?

Ảnh The Martial Way

Tương tự với trường hợp của món Tempura 天麩羅 (てんぷら – Tenpura).

Hôm nay giải đáp thắc mắc cùng JAPO nhé. May mắn thay, để hiểu rõ vấn đề này, bạn chỉ cần biết hai bảng chữ cái Hiragana và Katakana là đủ.

Chắc bạn cũng biết, ký tự ん (trong Hiragana) tương ứng với ン (trong Katakana) được phát âm là “n”.

Ảnh NihongoShark.com

Tuy nhiên cách phát âm này có thể bị thay đổi.

Nói chuyện văn vẻ một chút nhé. Nếu mỗi con người trong chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ xã hội, thì trong ngôn ngữ, đa phần các chữ đều chịu ảnh hưởng bởi chữ đứng trước hoặc sau nó.

Các từ  先輩 (Senpai), 天麩羅 (Tenpura) kể trên hay một số ví dụ khác như 日本橋 (Nihonbashi), キャンペーン (Kyanpeen) sở dĩ lần lượt được đọc là Sempai, Tempura, Nihombashi, Kyampeen chứ không phải theo cách viết là vì chịu ảnh hưởng của từ đứng phía sau. Bạn có để ý không, đằng sau âm “n” của các ví dụ trên đều là những phụ âm có khẩu hình khép kín (môi trên và môi dưới phải chạm vào nhau mới phát âm được).

Hãy thực hiện một thử thách nhé. Đố bạn phát âm được chữ “n” mà khẩu hình miệng ban đầu đóng lại. Chắc chắn rằng bạn không làm được đâu, vì khi đó thay vì đọc là “n” bạn sẽ chỉ có thể phát âm ra chữ “m” thôi.

Là Ampanman chứ không phải Anpanman bạn nhé ! (Ảnh Life in Japan)

Chính vì vậy nếu theo sau “n” là các phụ âm sau

ば (ba)、び (bi)、ぶ (bu)、べ (be)、ぼ (bo)

ぱ (pa)、ぴ (pi)、ぷ (pu)、ぺ (pe)、ぽ (po)

ま (ma)、み (mi)、む (mu)、め (me)、も (mo)

thì “n” bắt buộc phải phát âm là “m”.

Tuy nhiên khi viết bạn phải giữ nguyên chữ ん (N) vì trong tiếng Nhật không có chữ “m”.

Thêm một bí mật về âm “n” kỳ lạ này. Trong một số trường hợp, “n” cũng có thể được kết hợp với một số phụ âm khác để biến âm gốc của phụ âm đó. Ví dụ

が (ga- nga) 、ぎ (gi – nghi) 、ぐ (gu – ngu) 、げ (ge – nghe) 、ご (go – ngo).

Hiện tượng này không chỉ có trong tiếng Nhật mà tồn tại trong đa phần các ngôn ngữ, gọi là coarticulation (âm vị học). Trong tiếng Việt có thể sử dụng để giải thích vào thói quen phát âm không giống nhau giữa các vùng miền.

Càng học lại càng thấy rối, nhưng càng rối lại càng thích, đúng không các bạn. Đó chính là “mị lực” của ngôn ngữ đấy. Chúc các bạn thành công trong việc học tiếng Nhật, cũng như ngoại ngữ khác của mình nhé.

 

 

 

Sachiko
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: