“Wakarimasen” hay “Shirimasen”? Không phải ai cũng biết!

Có một số bài viết hướng dẫn bạn phân biệt và cách sử dụng của わかりません (Wakarimasen) và しりません (Shirimasen). Trong đó, họ hướng dẫn bạn trong câu nào thì dùng わかりません và trong câu nào thì dùng しりません. Nhưng theo mình như vậy là không có tính sư phạm tốt, vì sao? Vì vấn đề không nằm ở chỗ hai động từ thể phủ định đều mang ý “không biết” này dùng trong câu thế nào, mà cái chính là bạn muốn diễn đạt điều gì?

Ảnh YouTube

わかりません và しりません là phủ định của động từ わかる và しる. Một số bạn cẩn thận thì dịch わかりません là “không hiểu” còn しりません là “không biết” để dễ phân biệt chúng. Nhưng mà điều này chỉ có tính tương đối vì không thể hiện rõ mặt ngữ nghĩa của từ.

Ảnh minne

Bạn xem ví dụ sau nhé, một người bạn mới đến Sài Gòn chơi, hỏi mình:

サイゴンで おいしいレストラン ごぞんじ ですか? Bạn có biết ở Sài Gòn có nhà hàng nào ngon không?

Khi hỏi như thế, sẽ có một số cách giải thích khuyên bạn dùng わかりません nếu muốn nói bạn “không biết”, nhưng lời khuyên của mình, bạn đều có thể sử dụng cả hai, tuy nhiên ngữ nghĩa sẽ khác nhau như sau:

ううん...わかりません。(Tôi không biết!)

Một khi trả lời như vậy, có nghĩa bạn có biết nhiều nhà hàng tại Sài Gòn, nhưng nhà hàng nào ngon thì bạn chưa rõ lắm. Dù sao đi nữa, vẫn có một cơ sở kiến thức nào đó khi bạn trả lời わかりません. Còn nếu bạn trả lời:

しりません。(Tôi không biết!)

Ảnh ニコニコ静画

Nói như vậy nghĩ là bạn hoàn toàn không có một cở sở kiến thức nào về nhà hàng tại Sài Gòn, bạn cũng chỉ là người mới đến đây chẳng hạn, nên bạn không thể đưa ra một đề xuất nào được cả. Hoặc thâm sâu hơn, bạn không muốn liên quan đến mối quan tâm của người bạn này, nên trả lời trống không là しりません!Nghe như vậy, thật sự rất “phũ phàng”, chẳng có thiện chí hợp tác gì cả, chính vì thế nên cách trả lời này được khuyên là nên hạn chế.

Một cách khái quát hơn, bạn lưu ý như sau:

しりません (Shirimasen) (Tôi không biết chút kiến thức/thông tin gì về vấn đề đó)
しりません (Shirimasen) nghe có cảm giác đột ngột, cắt ngang vấn đề, nhiều khi được sử dụng bằng giọng điệu khá nặng để nói “tôi không quan tâm”.
わかりません (Wakarimasen) (Tôi không rõ về vấn đề đó lắm)
Có thể sử dụng trong hầu hết các ngữ cảnh, không gây hiểu lầm là bạn không quan tâm đến vấn đề của người thắc mắc. Và sử dụng được trong mọi ngữ cảnh liên quan đến 5 giác quan.

Những ngữ cảnh giác quan và trả lời わかりません

Vì sao? Bởi vì ngữ cảnh có liên quan đến giác quan của bạn nghĩa là bạn đã có cơ sở gì đó để suy đoán nhưng không dám chắc nên đành nói mình “không biết!”. Ví dụ:

Thị giác: Ngọn núi này cao bao nhiêu? –> わかりません!

Thính giác: Nghe như tiếng đàn piano nhỉ? –> わかりません!

Khứu giác: Món gì thơm quá vậy? –> わかりません!

Vị giác: Vị cứ như là có rượu vang phải không? –> わかりません!

Xúc giác: Tấm thảm này là lông cừu hay sợi tổng hợp? –> わかりません!

Bạn đã phân biệt được chưa nhỉ?

Ảnh minne.com

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: