Tổng hợp 35 câu tiếng Nhật dễ làm “mích lòng” sếp – nhân viên “gương mẫu” nên tránh dùng (cuối)

Việc xác định ngôi thứ trong giao tiếp công sở là điều vô cùng quan trọng.

Ví dụ khi bạn nói về bản thân không thể dùng tôn kính ngữ vì dễ bị nghĩ rằng mình là người tự cao. Hãy nhớ khiêm tốn mới là tính cách của người Nhật ngay cả trong cách ăn nói.

Và nói về người đối diện lớn hơn mình cần bày tỏ sự kính trọng bằng tôn kính ngữ. Sẽ rất thất lễ nếu bạn lỡ sử dụng khiêm nhường ngữ để nói về người bề trên.

25. あなたが申されたように (Anata ga mou sareta you ni )

Dịch nghĩa: Giống như anh đã nói…

「申す」là khiêm nhường ngữ (dùng cho bản thân) của 言う (Iu) – nói

「おっしゃる」mới là kính ngữ (dùng cho đối phương)

Sửa:

「あなたがおっしゃいましたように」

(Anata ga osshaimashita youni) 

Ảnh: http://schoolinjapan.middcreate.net

26 あの件についてうかがっていますか (Ano ken nitsuite ukagatteimasu ka?) 

Dịch nghĩa: Anh đang hỏi về vụ đó?

「うかがう」là khiêm nhường ngữ của 聞く(Kiku)

「お聞きになる」mới là thể kính ngữ đúng trong trường hợp này.

Sửa:

「あの件についてお聞きになりましたか」

(Ano ken nitsuite okiki ni narimashita ka? ) 

 

27 どうぞお召し上がり下さい ( Douzo omeshi agari kudasai) 

Dịch nghĩa: Mời anh dùng cơm

Đây là trường hợp “lặp kính ngữ” (二重敬語- Nijuu keigo)
「召し上がる」đã là kính ngữ của 食べる (Taberu -ăn) rồi,
và 「お〜になる」cũng là cách chuyển động từ về thể kính ngữ, thế nên chỉ có thể dùng một trong hai.

Trường hợp này, dùng 「召し上がる」thôi là được.

Sửa:

「どうぞ召し上がって下さい」

(Douzo meshi agatte kudasai) 

Ảnh: https://city.living.jp/osaka/f-osaka/957613

28. おられますか?( Oraremasu ka?)

「おる」là khiêm nhường ngữ của いる(Iru – có/ở/tiếp diễn…) chỉ dùng khi nói về bản thân.

Nếu muốn hỏi anh A có ở đó không?

Hãy hỏi là:

「いらっしゃいますか?」

(Irasshaimasu ka?) 

 

29. どうかいたしましたか?( Douka itashi mashita ka?) 

Dịch nghĩa: Anh thấy thế nào ạ?

Sửa:

「いかがなさいましたか?」

(Ikaga nasaimashita ka?)

 

30. どちらにいたしますか? (Dochira ni itashimasu ka?) 

いたします dùng khi nói một cách khiêm nhường về bản thân. Nguyên mẫu: する(suru)

「なさいます」mới là kính ngữ đúng

Sửa:

「どちらになさいますか?」

(Dochira ni nasaimasuka? )

 

31. 上司にも申し上げておきます (Joshi ni mo moushiagete okimasu) 

Lại nói về quy tắc trong/ngoài, tiếng Nhật công sở cũng gắn bó chặt chẽ với quy tắc này.

Khi ám chỉ người trong công ty, kể cả sếp, với khách hàng bạn không cần dùng kính ngữ.

Hãy nhớ “hạ” mình/người công ty mình và “nâng” khách!

Sửa:

「上司にも申し伝えておきます」

(Joshi ni mo moushi tsutae okimasu)

 

32. 資料をご持参ください ( Shiryou wo go jisan kudasai)

Dịch nghĩa: Hãy mang theo tài liệu

「持参」là khiêm nhường ngữ của 持つ (motsu -mang) nên không dùng để nói về người đối diện.

Sửa:

「資料をお持ちになってください」

(Shiryou wo omochi ni natte kudasai)

Ảnh: https://job.rikunabi.com/contents/manners/1005/

33. お客様をお連れしました (Okyakusan wo otsure shimashita)

Dịch nghĩa: Tôi đã dẫn khách đến.

Ở đây, bạn đang thông báo với đối phương là mình đã dẫn khách xong.

Trong khi お連れしました  lại là câu nói hướng đến khách hàng. Thế nên hãy chú ý.

Sửa:

  • 「お客様をご案内いたしました」

 (Okyakusama wo goanai itashimashita)

Tôi đã hướng dẫn khách rồi ạ

  • 「お見えになりました」

 (Omieni narimashita)

Khách đã đến rồi ạ

 

34. ご注意してください (Go chuui shite kudasai) 

Dịch nghĩa: Xin hãy chú ý

Theo mình nghĩ, đây có lẽ là mẫu câu kính ngữ đơn giản nhưng dễ nhầm lẫn nhất.

Hãy nhớ:「お(ご)〜ください」 (O/go + Động từ + kudasai)

Còn 「お(ご)〜する」là khiêm nhường ngữ nhé!

Sửa:

「ご注意ください」

(Go chuui kudasai)

Ảnh: https://job.rikunabi.com/contents/manners/1005/

35. おっしゃられる通りだと思います(Oshareru toori dato omoimasu)

Dịch nghĩa: Tôi nghĩ đúng như anh nói

Thêm một ví dụ cho lỗi lặp kính ngữ nữa.

「おしゃる」Osharu : là kính ngữ của 言う(Iu)

「られる」cũng là thể kính ngữ

Sửa:

「おっしゃる通りだと思います」

(Ossharu toori dato omoimasu) 

Nếu chuyển về thể quá khứ -> おっしゃいました(Osshaimashita) 

Vậy là Japo đã cùng bạn đi hết 35 mẫu câu thường sai trong giao tiếp công sở Nhật Bản.

Thật rối rắm và khó ứng dụng phải không nào.

Kính ngữ hầu như là những câu thường lặp lại nên đã là những câu tủ thì bạn nên thuộc nằm lòng nhé. Để “sờ” đến là tuôn ra được ngay!

Xem lại các bài học kính ngữ trước:

Phần 1: https://vn.japo.news/contents/tieng-nhat/85250.html

Phần 2: https://vn.japo.news/contents/tieng-nhat/85326.html

Nguồn tham khảo: liginc.co.jp

Chee 

Hành động dễ thương giống thật đến kinh ngạc đốn tim người xem của một chú chó Robot

Đọc vị người Nhật và người Mỹ qua cái khẩu trang và kính mát

Nghịch lý kinh doanh trong thị trường xe hơi Nhật Bản -Bán thì nhiều mà lời chẳng bao nhiêu

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: