Líu lưỡi trước những từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Nhật

Bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới đều có hiện tượng đồng âm trái nghĩa hoặc những từ phát âm gần giống nhau gây ra rất nhiều nhầm lẫn cho người học. Ví dụ như tiếng Việt: khi bạn nói từ “đường” nếu không được đặt vào trường hợp cụ thể bạn sẽ không thể biết người ta đang nói về con đường hay gia vị đường.
Tiếng Nhật cũng như vậy, để giúp bạn tránh được những hiểu lầm và lúng túng thì sau đây chúng tôi sẽ liệt kê ra những từ thường rất dễ nhẫm lẫn trong tiếng Nhật.
Ví dụ như tình huống của một người ngoại quốc sau: Anh ta lên một chuyến tàu và cảm thấy quá mệt. Anh quyết định chợp mắt một chút nhưng lại lo rằng sẽ bỏ lỡ trạm dừng, vì vậy anh ta đành nhờ người lái tàu đánh thức. Người ngoại quốc đã sử dụng câu :“おかしてください.”
Ý của anh ấy muốn nói là “đánh thức anh dậy”, nhưng từ おかして lại có nghĩa là “xâm phạm”. Từ đúng là từ こして.
 Ngoài ra còn có những câu chuyện tương tự với trường hợp trên giữa すわってください mời ngồi và さわってください, mời sờ vào.
Ngoài ra còn có những hiểu lầm khác của 2 từ ばっか (bakka) và 馬鹿 (baka). Bakka là từ rút gọn của ばっかり nghĩa là “chỉ/vừa mới”, tuy nhiên nó dễ bị phát âm sai thành 馬鹿 (baka) (ngốc hay thằng ngốc). Vì vậy, nhiều người đã vô tình gọi bạn bè của họ là thằng ngốc. 
Một số câu thường sử dụng hằng ngày như:
-来ばっか : tôi vừa mới tới thôi.

-入はいったばっか : Tôi vừa mới vào thôi

Tất nhiên, nếu bạn lỡ nói sai với đồng nghiệp thì không sao nhưng với đối tác của bạn thì sẽ là điều vô cùng nguy hiểm.

Thật đáng ngạc nhiên khi có nhiều câu tương đối đơn giản hiện nay cũng rất dễ nhầm lẫn ví dụ như :今日きょう美容院った nghĩa là hôm nay tôi đã đến thẩm mỹ viện đó.
Bởi vì từ 美容院 (Biyōin): thẩm mỹ viện phát âm rất giống với 病院(Byōin):bệnh viện. Nếu phát âm không chuẩn thì bạn sẽ khiến nhiều người hiểu sai đấy.
Một số từ tương tự:
Ví dụ như: おくさん nghĩa là vợ trong khi お母おかあさん lại là mẹ.
 
-叔父おじさん (chú), 王子おうじさん (hoàng tử) và お爺おじいさん (ông)
 
-お兄おにいさん (anh cả) và おに (quỷ Ogre)
Ngoài nhẫm lẫn về phát âm, bạn sẽ sớm thấy rằng chúng không phải là vấn đề duy nhất mà còn có cả ngữ pháp.

Nó gây nhầm lẫn cho người mới bắt đầu, ví dụ như sự kết hợp giữa từ かわいい (dễ thương) và ngữ pháp  ~そう ( trông giống).
Nếu bạn kết hợp 2 cái này với nhau nhằm tạo thành câu かわいそう để có nghĩa là trông dễ thương thì bạn đã sai rồi nhé!
Nghĩa thực sự của câu trên lại là đáng thương quá. Muốn nói câu đáng yêu thì bạn phải dùng ngữ pháp かわいらしい mới đúng.
Còn có những từ đồng âm dễ nhầm lẫn khác như 地震(Jishin): động đất và 自身(Jishin): bản thân; 雨(Ame): mưa và 飴 (Ame): kẹo hay 橋 (hashi) : cầu và 箸 (hashi) : đũa, …vvvv.
Còn vô vàn những từ dễ nhẫm lẫn khác, nhưng có lẽ tôi có kể cả đời cũng không hết. Trên đây là những ví dụ thường gặp phải nhất, hi vọng qua đó bạn học hỏi được phần nào đó những điều thú vị của tiếng Nhật và tránh được những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra.
Neko
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: