Nguồn gốc tiếng Nhật mà ngay cả người Nhật cũng không đọc được
Trong lúc bạn đang vật vã học tiếng Nhật, bạn nhìn những người Nhật nói tiếng mẹ đẻ một cách thuần thục và ước rằng mình sinh ra là người Nhật. Bởi lẽ người Nhật chắc chắn sẽ giỏi tiếng Nhật.
Thế nhưng cũng chưa hẳn là vậy đâu. Có những biểu hiệu trên đường phố Nhật Bản được viết bằng tiếng Nhật nhưng đến người Nhật cũng phải bó tay.
Ảnh http://www.asahi.com/special/kotoba/archive2015/moji/2012072300001.html
Bạn có đọc được 3 ký tự giữa cửa biển trên?
Đáp án đúng chính là きそば (Kisoba) có nghĩa là Soba thô, chưa qua chế biến.
Nhìn thì có vẻ là Kanji phức tạp thế nhưng 3 từ trên là Hiragana đấy. Có cảm giác khác với ký tự bạn từng được học đúng không?
Nếu chú ý bạn sẽ thấy cách viết này xuất hiện khá nhiều ở Nhật. Thêm một ví dụ khác ở bên dưới.
Ảnh http://www.asahi.com/special/kotoba/archive2015/moji/2012072300001.html
Đây là cách viết phải đọc từ phải sang trái.
Ảnh http://www.asahi.com/special/kotoba/archive2015/moji/2012072300001.html
Cách viết như thế này không phải là Hiragana mà là Hentaikana (変体仮名). Đây là mẫu chữ đã được sử dụng cách đây hơn 1000 năm.
Vào thời này, trong giới quý tộc, tất cả các ký tự đều phải viết bằng ký tự Trung Quốc hoặc có hình dáng giống với ký tự Kanji. Ban đầu Hiragana và Katakana cũng có nguồn gốc từ các ký tự rất phức tạp nhưng sau này được giản lược đi. Thế nhưng vào thời này đó lại là vấn đề lớn.
Ban đầu người Nhật không có chữ viết, sau đó mượn hệ thống chữ viết từ Trung Quốc. Người dân Nhật Bản sử dụng ngôn ngữ chủ yếu bằng hình thức nói, nên cái họ để tâm là ngữ cảnh chứ không phải cách viết của chữ. Ví dụ một chữ phát âm là “ka” có thể là 加, 可, hoặc 賀. Sau này Hiragana và Katakana được giản lược chỉ còn 48 ký tự thể hiện cách phát âm của từ chứ không phải ý nghĩa. Thế nhưng ban đầu Hiragana có hơn 1000 ký tự vì với mỗi từ có ý nghĩa khác nhau sẽ có phiên âm Hiragana khác nhau. Phải đến năm 1900 bảng chữ này mới được giản lược hoàn chỉnh.
Ảnh https://nlab.itmedia.co.jp/nl/articles/1906/17/news071_3.html
Thế nhưng ngày nay các ký tự bị giản lược vẫn được xuất hiện ở một vài nơi trên đường phố Nhật Bản.
Ảnh https://www.pinterest.com/pin/737323770218774464/
Đến cả người Nhật cũng rất bối rối khi nhìn thấy bảng chữ cái ban đầu. Thật may mắn là chúng ta không phải học bảng chữ phức tạp này.
Vì thế nếu vô tình thấy vài tấm biển trên đường mà bạn không đọc được thì hãy khoan buồn, vì biết đâu người Nhật cũng không đọc được.
Hãy cùng xem một số ví dụ nhé.
Ảnh http://kurojikanbandesu.blog102.fc2.com/blog-entry-24.html
志ぶや(しぶや)- Shibuya.
Ảnh https://plaza.rakuten.co.jp/hongming/diary/200611180000/
ぼんた(Banta – đọc từ phải qua)
Ảnh https://twitter.com/ani3/status/568062062850482176
やぶそば (Yabusoba)
Ảnh https://plaza.rakuten.co.jp/hongming/diary/201510100000/
ことぶき (Kotobuki)
Ảnh https://ameblo.jp/aiki-p/entry-12269699612.html
てんぷら(Tenpura)
Người Nhật làm cái gì cũng kỹ tính, thế nhưng chữ viết của họ lại thật rắc rối. Đúng là khó hiểu phải không mọi người?
Kengo Abe
Senpai hay Sempai, tại sao lại là Tempura trong khi tiếng Nhật không có chữ m
Trong rừng từ tiếng Nhật gây lú lẫn bạn đã biết cách gọi vợ người ta chính xác ?