Chuyện của từ – Nguồn gốc độc đáo của những từ vựng tiếng Nhật quen thuộc

Bạn hiểu tiếng Nhật đến đâu? Bạn có tự tin mình đã hiểu hết về những từ tiếng Nhật bạn đã từng học.

Tìm hiểu nguồn gốc của từ là một cách thú vị để vừa trau dồi vốn từ vừa ghi nhớ từ vựng lâu và sâu hơn. Bài kiểm tra hôm nay dành cho những bạn học tốt tiếng Nhật, hãy cùng xem bạn làm được đến đâu nhé.

1. 赤ちゃん – Akachan: em bé

Ảnh https://www.meiji.co.jp/baby/club/category/study/grow_baby/st_grow_baby14.html

Câu đầu tiên này có vẻ khá đơn giản.

Người Việt Nam cũng mô tả em bé là “đỏ hỏn” lúc mới sinh. Đó là lý do vì sao em bé được gọi là Akachan (aka: màu đỏ).

2. 赤の他人 – Aka no tanin: người hoàn toàn xa lạ

Ảnh https://usable-idioms.com/2027

Lại thêm một từ có chữ aka (màu đỏ). Đỏ đối với người Nhật là một màu sắc tươi sáng, bên cạnh đó còn mang ý nghĩa minh bạch rõ ràng. Tanin là người lạ, khi đi chung với Aka sẽ thành người rõ ràng không có mối quan hệ thân thích nào cả.

3. いかさま – Ikasama: lừa đảo

Ảnh https://magicmovie.jp/column/technique/second-deal/

Từ này ám chỉ những trò bịp bợm, gian lận. Người Nhật rất ít khi viết dưới dạng Kanji, nhưng để hiểu rõ về ý nghĩa nguồn gốc, hãy cùng phân tích thử nghĩa Hán Việt của từ nhé.

如何様 (ikasama) trong đó 如何 (ika) có nghĩa là “như thế nào” còn 様 (sama) có nghĩa là “trạng thái”. Nguyên nghĩa của Ikasama là “trạng thái thế nào?”, câu hỏi thường đưa ra khi chơi bài (trò chơi sinh ra nhiều màn lừa lọc lẫn nhau nhất).

4. いらっしゃい – Irasshai: xin chào

Ảnh https://yurinofude.com/irassyaimase/

Đây là thể lịch sự của động từ 来る (kuru): đến và 行く (iku): đi. Để thêm phần tôn kính, irasshai thường chia ở thể “masu”.

Về mặt ngữ pháp, có hơi kỳ lạ khi thêm cách dùng lịch sự vào một tôn kính ngữ đã mang ý nghĩa lịch sự trước đó.

5. おやつ – Oyatsu – ăn nhẹ

Ảnh https://www.excite.co.jp/news/article/Nemgym_9318/

Ở Nhật, mọi người có thói quen ăn nhẹ cách tầm 3 tiếng sau mỗi bữa ăn chính để tránh tình trạng bao tử trống rỗng. Từ Oyatsu bắt nguồn từ cách tính thời gian theo hệ thống 八つ時 (Yatsudoki) của người Nhật xưa.

Ngày xưa, vào tầm giờ Yatsudoki (theo cách tính ngày nay là 2 giờ chiều), người Nhật sẽ có một bữa ăn nhẹ.

6. ごまかす – Gomakasu – nói dối, đánh trống lảng

Ảnh https://www.photo-ac.com/main/search?q=ごまかす&srt=dlrank

Tuy nghĩa của từ này liên quan đến việc che giấu, lừa dối, thế nhưng nguồn gốc của nó lại bắt nguồn từ một món đồ ngọt từ thời Edo.

Thời Edo có một loại kẹo gọi là 胡麻胴乱 (Gomadouran), nhìn bên ngoài vô cùng ngon mắt thế nhưng bên trong lại trống rỗng. Chính vì vậy mà tên của loại kẹo này biến nghĩa thành “lừa dối”. Bị lừa như thế này ai mà chả buồn, đúng không nào?

7. さくら – Sakura

Ảnh https://dot.asahi.com/print_image/index.html?photo=2018031900071_1

Dù không học tiếng Nhật cũng có nhiều người biết rằng Sakura là hoa Anh Đào, loại hoa đặc trưng của Nhật Bản.

Thế nhưng từ Sakura này không phải chỉ hoa Anh Đào mà bạn biết, Sakura ám chỉ việc đóng giả khách hàng của một cửa hàng nào đó để thu hút khách hàng thực sự. Thông thường những Sakura sẽ được mời vào sử dụng dịch vụ mà không phải trả tiền, không riêng gì cửa hàng mà cả rạp chiếu phim, phòng khám,…

Cũng giống như hoa Anh Đào có thể ngắm miễn phí vậy.

Thật thú vị đúng không ! Là người học tiếng Nhật chắc bạn cũng biết nghĩa hoặc có nghe qua về những từ ở trên. Thế nhưng mấy ai có thể đoán chính xác nguồn gốc của từ.

Khi học bất kỳ cái gì, không riêng gì ngôn ngữ, hãy tập đặt thật nhiều câu hỏi và tìm lời giải thích, điều này giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc mở rộng kiến thức đấy.

 

 

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: