Nhà bán lẻ thời trang Nhật Bản Muji ở Trung Quốc tiếp tục tung ra các sản phẩm làm từ bông Tân Cương

Nhà bán lẻ thời trang Nhật Bản Muji đang tiếp tục tung ra các sản phẩm làm từ bông Tân Cương, trong bối cảnh nhiều thương hiệu nước ngoài khác né tránh sản phẩm từ loại bông này và đối mặt với những lời kêu gọi tẩy chay của người dùng mạng xã hội Trung Quốc.

Ryohin Keikaku, công ty điều hành Muji, đã tiến hành thẩm định đối với các công ty ở Tân Cương có liên quan gián tiếp đến chuỗi cung ứng. Cuộc điều tra được thực hiện bởi một cơ quan kiểm toán độc lập, dựa trên Cố vấn Kinh doanh Chuỗi Cung ứng Tân Cương của chính phủ Hoa Kỳ và hướng dẫn do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cũng như các tổ chức và chính phủ khác ban hành.

“Chúng tôi có chú ý đến các báo cáo gần đây về phân biệt chủng tộc đối với người dân tộc thiểu số và lao động cưỡng bức ở Tân Cương, và có những lo ngại sâu sắc.” 

Trang Web tiếng Trung của công ty đã đăng một dòng hàng may mặc có tên là “bông Tân Cương” ở đầu mục “sản phẩm mới”. Không rõ liệu Muji có sử dụng bông Tân Cương cho quần áo được bán ở Nhật Bản và các nước khác hay không, công ty không đưa ra câu trả lời.

Ảnh https://asia.nikkei.com/Business/Retail/Muji-features-Xinjiang-cotton-as-Chinese-netizens-lash-its-rivals?fbclid=IwAR0_BuaKaqPaO12jSTK4dKt5418oqpHYGXUdOT1nk-ZZNHrSZe5Hpgoy40Y

Cổ phiếu của Ryohin Keikaku đã giảm 6,8% vào hôm 26/3 tại Tokyo, cho thấy các nhà đầu tư lo ngại công ty có thể bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm này.

Bình luận của Muji được đưa ra sau khi các sản phẩm của đối thủ H&M bị nền tảng thương mại điện tử Tmall của Alibaba Group Holding và các nhà khai thác thị trường trực tuyến khác, bao gồm JD.com và Pinduoduo loại bỏ.


Xem thêm các tin tức thú vị liên quan

Ăn Dế có thể cứu được Trái đất? Bánh quy Dế Muji ra mắt trong năm sau

Mujin Hanbaisho- người Nhật bán hàng bằng ”ý thức”

Bạn có được đem sản phẩm nông nghiệp vào Nhật Bản?


 

Người phát ngôn cho biết cuộc kiểm toán của Muji cho thấy không có vấn đề gì lớn với chuỗi cung ứng của mình.

Nhà bán lẻ Nhật Bản “sẽ yêu cầu các công ty trong chuỗi cung ứng nỗ lực cải thiện điều kiện làm việc, cũng như tiếp tục thu thập thông tin một cách thận trọng và thực hiện các biện pháp thích hợp như thẩm định để ngăn chặn việc lạm dụng nhân quyền trong chuỗi cung ứng”, theo người phát ngôn của Muji. Người này cũng cho biết thêm rằng nếu có bất kỳ thông lệ nào không phù hợp, công ty sẽ ngay lập tức yêu cầu các nhà cung cấp sửa chữa và xem xét kết thúc hợp đồng nếu khó có thể cải thiện được.

Trung Quốc là một thị trường quan trọng đối với Muji, thị trường này đã ghi nhận 17% tổng doanh số bán hàng từ nước này trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 11 trong năm tài chính 2019. Muji có 274 cửa hàng tại Trung Quốc đại lục tính đến tháng 8 năm 2020.

Trong khi đó, người dùng internet Trung Quốc vẫn đang kêu gọi tẩy chay các thương hiệu lớn khác của nước ngoài, bao gồm Nike, Adidas, GAP, Uniqlo, New Balance và Fila.

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: