Lý do đáng lo ngại về việc hoa Anh Đào Nhật Bản nở sớm trong năm nay

Năm 2021 chứng kiến sự kiện hoa Anh Đào nở sớm nhất trong ít nhất 70 năm trở lại. Các nhà khoa học đưa ra giả thiết nguyên nhân do thay đổi khí hậu.

Hoa nở rộ bắt đầu ở cố đô Kyoto vào khoảng ngày 26 tháng 3, sớm nhất từ năm 1409. Ở Tokyo, hoa nở sớm nhất kể từ khi Cơ quan Khí tượng Nhật Bản bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1953 và trước 10 ngày so với mức trung bình 30 năm. Các kỷ lục tương tự cũng được thiết lập trong năm nay tại hơn 10 thành phố trên khắp Nhật Bản.

Ảnh https://www.marketwatch.com/story/the-worrying-reason-why-japans-famous-cherry-blossoms-bloomed-so-early-11617130051

Cơ quan này theo dõi 58 cây Anh Đào trên khắp đất nước. Năm nay, 40 cây trong số đó đã nở rộ. Thời kỳ nở hoa điển hình kéo dài hai tuần.

Shunji Anbe, một quan chức thuộc bộ phận quan sát của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết: “Nguyên nhân có thể do nóng lên toàn cầu.”

Các nhà khoa học đã theo dõi chu kỳ nở hoa của hoa Anh Đào Nhật Bản 732 lần kể từ năm 821, nhờ vào các ghi chép theo mùa được người nông dân sử dụng để canh tác nông nghiệp.


Xem thêm các tin tức thú vị liên quan

100 nghìn cánh hoa Anh Đảo được làm từ muối của hoạ sĩ người Nhật Bản

Giới thiệu về hoa Anh Đào ở Aomori Akita Iwate

Hai cây Anh Đào trước Trung tâm Cộng đồng Văn hoá Nhật Bản ở Mỹ bị phá huỷ đến từng nhánh cây


Theo dữ liệu của cơ quan này, nhiệt độ trung bình cho tháng 3 ở Kyoto đã tăng lên 10,6 độ C vào năm 2020 (từ 8,6 độ C vào năm 1953). Cho đến nay nhiệt độ trung bình tháng 3 năm nay ở Nhật Bản là 12,4 độ C.

Cơ quan khí tượng và các nhà khoa học sử dụng cây Anh Đào trong nghiên cứu tổng thể về biến đổi khí hậu vì giống cây này nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ.

Nhà khoa học về khí hậu Michael Mann cho biết “Thời gian nở hoa của Anh Đào như một công cụ có nhiệm vụ chuyển tiếp thông tin của lịch sử mà các nhà khoa học dựa vào đó để tái tạo lại khí hậu trong quá khứ. Trong trường hợp này, thông tin chúng ta có được về thời gian nở hoa cho thấy sự ấm lên mà con người gây ra là chưa từng có trong hàng thiên niên kỷ trở lại.”

Khoảng 40% lượng khí thải Carbon của Nhật Bản đến từ các công ty điện và quốc gia này phải sử dụng nhiều nguồn năng lượng tái tạo hơn trong khi đẩy mạnh phát triển công nghệ sử dụng hydro, amoniac và các tài nguyên không chứa carbon khác.

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: