Tranh cãi liên quan đến tác phẩm kinh điển Nhật Bản bị sử dụng làm biểu tượng châm biếm trên mạng xã hội Trung Quốc

Các nhà ngoại giao từ Trung Quốc và Nhật Bản gần đây đã “bị lôi vào” một cuộc tranh cãi về dòng Tweet bên dưới.

Ảnh https://www.globaltimes.cn/page/202104/1222321.shtml

Theo đó, bức tranh khắc gỗ mang tính biểu tượng của Nhật Bản “Sóng lừng Kanagawa” đã được một họa sĩ minh họa Trung Quốc sử dụng như một biểu tượng châm biếm trên phương tiện truyền thông xã hội sau quyết định đổ nước thải hạt nhân ra biển của Nhật Bản.


Xem thêm bài viết: Tác phẩm minh hoạ chiến dịch xử lý chất thải hạt nhân bị huỷ do hình minh hoạ đáng yêu


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian đăng tải dòng tweet: “Nếu Katsushika Hokusai, tác giả ban đầu của bức tranh “Sóng lừng” nổi tiếng vẫn còn sống, ông ấy cũng sẽ lo ngại về nguồn nước bị ô nhiễm hạt nhân tại Nhật Bản”.

Để “phản pháo” dòng Tweet này, Toshimitsu Motegi – Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cho biết bản thân thường không bình luận về lời nói của người phát ngôn, nhưng trong trường hợp này, ông bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ thông qua các kênh ngoại giao và kêu gọi Zhao xóa dòng Tweet của mình.

Một chính trị gia Nhật Bản và thành viên của Hạ viện cũng chỉ trích dòng Tweet của Zhao là quảng bá “ngoại giao chiến lang”, nói thêm rằng “các cuộc biểu tình phản đối đổ nước thải hạt nhân theo cách bôi nhọ văn hóa truyền thống của Nhật Bản là không thể chấp nhận được”.


Xem các bài viết liên quan

Lao động Nhật Bản trong ngành Anime có giá chỉ bằng 1/3 người Trung Quốc

Nhà bán lẻ thời trang Nhật Bản Muji ở Trung Quốc tiếp tục tung ra các sản phẩm làm từ bông Tân Cương


(“Ngoại giao chiến lang” ám chỉ phong cách đối đầu thẳng thắn của các quan chức ngoại giao Trung Quốc gần đây, bỏ qua những chuẩn mực ngoại giao mềm mỏng truyền thống).

Zhao không đưa ra bất kỳ bình luận nào mà chỉ lặng lẽ ghim bài đăng gốc của mình lên đầu tài khoản Twitter.

Trong những tuần gần đây, mạng xã hội Trung Quốc tạo ra một làn sóng “chế lại” một trong những tác phẩm Ukiyo-e vĩ đại của Nhật Bản để châm biếm quyết định “vô trách nhiệm” của chính phủ Nhật Bản khi đổ nước thải hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương.

Một trong số đó là tranh chuyển thể từ một cư dân mạng Trung Quốc đến từ Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc, Trung Quốc. Người này đổi tên bức tranh thành “Sóng lừng Kanagawa Tritium”.

Ảnh https://www.globaltimes.cn/page/202104/1222321.shtml

Trong hình minh họa này, tia nước trắng ở đỉnh sóng chuyển thành những ngón tay người dị dạng, những đứa trẻ vặn vẹo và những sinh vật biển đột biến đang vật lộn trên biển. Ngoài ra nếu để ý kỹ có thể thấy các quan chức Nhật Bản đang cúi đầu xin lỗi về quyết định sai lầm của họ, trong khi các công nhân mặc quần áo bảo hộ và đeo mặt nạ phòng độc tiếp tục đổ nước thải hạt nhân ra biển.

Tadashi Narabayashi, một giáo sư được bổ nhiệm đặc biệt tại Học viện Công nghệ Tokyo, người chuyên về kỹ thuật lò phản ứng hạt nhân, gọi những lời chỉ trích này là “cực kỳ ác ý.”

Ông nói thêm: “Tritium là một chất phóng xạ tồn tại với số lượng rất lớn trong tự nhiên. Để thải ra đại dương, nước đã qua xử lý được pha loãng đến một phần bảy tiêu chuẩn nước uống do WHO đặt ra (dưới 1500 becquerels mỗi lít). Việc Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản chỉ có thể giải thích rằng họ có ý đồ chính trị.”

Đại sứ quán Nhật Bản tại Hàn Quốc giải thích rằng nhà máy điện hạt nhân ở Hàn Quốc đã thải ra khoảng 360 nghìn tỷ becquerels triti mỗi năm vào nước biển và bầu khí quyển vào năm 2018, khoảng 860 nghìn tỷ becquerels triti được lưu trữ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Vì được lên kế hoạch thải ra với số lượng 22 nghìn tỷ becquerels hoặc ít hơn mỗi năm, nên “lượng khí thải từ Hàn Quốc còn cao hơn nhiều”. Theo số liệu do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp tổng hợp, nhà máy điện hạt nhân Vịnh Daya của Trung Quốc đã thải ra khoảng 42 nghìn tỷ becquerels vào năm 2002.

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: