Tình hữu nghị giữa Nhật Bản – Đài Loan, và những trở ngại từ phía Trung Quốc

Vào ngày 2 tháng 6 năm 2021, một chiếc máy bay xuất phát từ sân bay Narita đến Đài Loan. Người đang cúi đầu trước máy bay là đại diện cho Đài Loan đang sinh sống tại Nhật Bản. Không có đại sứ giữa Nhật Bản và Đài Loan vì quan hệ ngoại giao chưa được thiết lập với Trung Quốc, nhưng vị này được xem là tương đương với đại sứ. Chiếc máy bay mang theo vắc-xin để cứu sống người Đài Loan.

Ảnh https://livedoor.blogimg.jp/nappi11/imgs/8/7/87ab3d1d.png

Trong những ngày đầu đại dịch COVID-19, Đài Loan đã có phản ứng ban đầu rất tốt để kiểm soát dịch bệnh, nhưng số lượng người nhiễm ngày càng tăng. Chính phủ Đài Loan đã có hợp đồng riêng để nhập khẩu vắc xin từ Đức và các nước khác, nhưng chính phủ Trung Quốc gây áp lực lên chính phủ Đức để ngăn không cho vắc xin đến tay họ. 

Nếu muốn có vắc-xin, Đài Loan phải lấy trực tiếp từ Trung Quốc. 

Đây có phải là một sự đe dọa không? Tất nhiên không thể nói thẳng ra là đe doạ, nhưng thái độ của Trung Quốc đã làm cho mọi chuyện rõ rành rành. Trước tình hình khó khăn, Đài Loan đã nhờ đến sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản. 

Sau khi nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt từ Đài Loan sau trận động đất ở phía Đông Nhật Bản năm 2011, người dân Nhật Bản cũng muốn làm những gì có thể để đền đáp cho nước bạn.

Chính phủ Nhật Bản, vốn luôn chậm chạp, đã có hành động nhanh chóng trong lần này, nhưng lại có nguy cơ phải chịu áp lực chính trị từ Trung Quốc. 

“Nhật Bản đang làm trái với nguyên tắc của Trung Quốc!”

“Nhật Bản không được phép can thiệp vào công việc nội bộ!”

Chính phủ không chỉ truyền tải thông điệp này đến công chúng mà còn từ Đại sứ quán đến Chính phủ Nhật Bản. 

“Hãy lấy vắc-xin ra khỏi máy bay!”

“Hãy trì hoãn việc chuyển giao vắc-xin!”

Những lời đe dọa như vậy đã được đưa ra. 

Bạn có biết Trung Quốc liên tục nói rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc và đe dọa một số quốc gia có quan hệ ngoại giao với Đài Loan?

Nếu các nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, họ sẽ được Trung Quốc cung cấp một lượng lớn ODA, Trung Quốc đang cố gắng cô lập Đài Loan bằng cách dùng vắc-xin làm mồi nhử. 

Trước áp lực quá lớn, Đức – nước hứa cung cấp vắc-xin cho Đài Loan đã từ bỏ.

Đối với hành động nghĩa hiệp của chính phủ Nhật Bản trong tình cảnh tuyệt vọng, người dân trên khắp Đài Loan đã gửi rất nhiều lời cảm ơn. 

Có thể hiểu được rằng tồn tại những vấn đề lịch sử và chính trị giữa hai bên. Tuy nhiên, việc đe dọa, gây nguy hiểm đến tính mạng con người để chặn đứng phía còn lại là một hành động vi phạm đến tính nhân đạo. 

Chính phủ Nhật Bản luôn bị dư luận chỉ trích là năng lực kém và hành động chậm, nhưng tôi nghĩ lần này Chính phủ làm rất tốt.

Đây không chỉ là vấn đề cứu người mà còn là một thông điệp mạnh mẽ gửi đến Trung Quốc, quốc gia đang cố gắng kiểm soát thế giới bằng sức mạnh của đồng tiền.

Vào thời điểm xảy ra trận động đất ở Đông Nhật Bản năm 2011, Nhật Bản đã nhận được 20 Tỷ Yên tiền quyên góp từ Đài Loan. Xét về quy mô dân số Đài Loan, đây là một số tiền đáng kinh ngạc. Không chỉ vậy, sáng ngày thứ 5 sau trận động đất, nhiều quan chức Đài Loan đã đến hiện trường và phát các suất ăn như cơm cà ri, mì gạo, súp thịt lợn cho các nạn nhân trong cái lạnh dưới 10 độ C. Số lượng vật phẩm cứu trợ được cho vào khoảng 20 tấn đến 50 tấn. Ngoài ra, họ phân phát 50.000 đến 70.000 Yên/hộ gia đình như một biện pháp hỗ trợ cá nhân. Họ hợp tác với văn phòng chính quyền địa phương để không có sơ sót, đồng thời trao tiền cho từng cụ già không đến được.

Những du khách đầu tiên của vùng Tohoku sau trận động đất cũng là người Đài Loan. Chính phủ Đài Loan đã tài trợ chuyến đi này, nhờ vậy, những tia hy vọng đầu tiên sau trận động đất đã xuất hiện. 

Ngoài ra, Đài Loan cũng đã triển khai dự án mời 1.000 người từ vùng thiên tai đến Đài Loan miễn phí.

Việc cung cấp vắc-xin cho Đài Loan là một hành động quan trọng để đền đáp ân huệ của họ – rất nhiều người Nhật suy nghĩ như vậy. Nhật Bản cuối cùng cũng có thể giúp đỡ cho Đài Loan, mặc dù chỉ một chút. 

Không phải giữa Đài Loan và Nhật Bản hoàn toàn không có vấn đề gì. Nhiều người Đài Loan cho rằng quyền sở hữu quần đảo Senkaku mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp thuộc về Đài Loan. Quan điểm này rất khác so với phía Nhật Bản. 

Tuy nhiên, đối với những vấn đề như vậy, hai bên có thể ngồi xuống và thảo luận. Tình hình hữu nghị giữa Nhật Bản và Đài Loan thực sự rất đáng được mong chờ! 

 

Kengo Abe
Xem thêm: