Gấu đen đại náo đường phố, tấn công căn cứ quân sự và đột nhập sân bay Nhật Bản

Gần đây xuất hiện một con gấu hoang dã, đột nhập vào căn cứ quân sự tại thành phố Sapporo, lao thẳng vào sân bay và làm 4 người bị thương trước khi bị bắn hạ.

Đoạn Video cho thấy con gấu đã phi nước đại qua con đường đông đúc xe cộ, sau đó tiến vào một căn cứ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản điều hành ở thành phố Sapporo hôm 18/6. Các binh sĩ vội vàng đóng cửa căn cứ nhưng không kịp, con gấu lao thẳng vào bên trong, khiến một lính gác bị ngã.

Đài truyền hình NHK cho biết con gấu được phát hiện vào khoảng 3h30 sáng, lang thang nhiều nơi tại khu dân cư. Sau khi xông vào căn cứ quân sự, con gấu thoát ra ngoài và tiếp tục trèo qua hàng rào sân bay Sapporo Okadama. Đây là một sân bay nhỏ phục vụ các chuyến bay quanh đảo Hokkaido ở phía Bắc Nhật Bản.

Vụ việc đã khiến 8 chuyến bay đã vị huỷ, 10 trường học tại thành phố đóng cửa.

 

Lực lượng chức năng địa phương điều 2 trực thăng tới, theo dõi con gấu và cử các thợ săn địa phương tham gia săn lùng. Cuối cùng con gấu đã bị bắn chết vào lúc 11h.

”Thật khó để hiểu chính xác những gì đã xảy ra, đây là một con gấu đực, giờ là mùa sinh sản, rất có thể nó đang theo đuổi một con gấu cái và lạc vào khu dân cư”. Shinsuke Koike-  một giáo sư, chuyên gia về gấu tại Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo cho biết.

 

Các vụ đụng độ nguy hiểm giữa gấu và người tăng mạnh ở Nhật Bản trong những năm gần đây, khi loài vật này ngày càng thường xuyên xuống núi tìm thức ăn. Năm ngoái giới chuyên gia Nhật Bản đã nhận định việc thiếu hụt các loại trái cây ở vùng núi là nguyên nhân khiến gấu xuất hiện thường xuyên hơn.

Tuy nhiên một lý do khác là dân số nông thôn Nhật Bản ngày càng giảm.

Việc dân số nông thôn giảm dẫn đến tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp ở chân núi, từng là vùng đệm giữa nơi cư trú của loài gấu và các vùng đồng bằng đông dân cư. Do đó, môi trường sống của gấu mở rộng sang những vùng đất gần nơi con người sinh sống hơn.

Đảo Hokkaido là khu vực sinh sống của hàng nghìn con gấu nâu (ursus arctos), nơi chúng được thổ dân Ainu bản địa thờ như thần núi, nhưng sau đó bị săn bắt mạnh. Những người định cư trong thế kỷ 19 giết chết loài vật này vì xem chúng là động vật có hại.

 

Loài Gấu nâu này được tìm thấy trên khắp châu Á, Bắc Mỹ và châu Âu, với một số quần thể cá thể bị cô lập và bị đe dọa, theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Hòn đảo chính Honshu của Nhật Bản là nơi sinh sống của hàng nghìn con gấu đen châu Á, hay còn được gọi là gấu Mặt Trăng vì chúng có một mảng trắng trước ngực, gần giống hình lưỡi liềm của Mặt Trăng khuyết.

Theo dữ liệu của Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết, năm ngoái 2 người thiệt mạng và 158 người bị thương trong các vụ chạm trán với gấu. Ít nhất 6,861 con gấu đã bị bắn hạ.

Chuyên gia Koike cho biết. ”Bắn hạ là cách duy nhất để tránh bất cứ tai nạn nào xảy ra khi một con gấu ở trong khu dân cư. Các khẩu súng gây mê thường mất 10-30 phút để phát huy tác dụng, trong quá trình này con gấu có thể hoảng sợ và gây ra những sự cố tiếp theo”.

Chó đôi khi được sử dụng để xua đuổi gấu, nhưng điều đó cũng rất khó trong các khu dân cư, vì chó có thể buộc loài gấu chạy vào khu phố đông dân khác.

AD
Xem thêm: