Nơi nào không có con người, Lợn rừng sẽ tiếp quản – Sự ra đời của giống lợn lai độc đáo “nhờ” thảm hoạ Fukushima

Sau thảm hoạ hạt nhân năm 2011 ở Nhật Bản, người ta phát hiện một loài sinh vật lai độc nhất và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Nơi nào không có con người, Lợn rừng sẽ tiếp quản

Trong quá trình tìm hiểu ảnh hưởng của thảm hoạ hạt nhân đối với sinh vật sống trong khu vực, các nhà nghiên cứu phát hiện các sinh vật không bị thay đổi cấu trúc gene do nhiễm phóng xạ.

Ảnh https://www.bbc.com/

Đặc biệt, một loài Lợn rừng có tên khoa học ”Sus scrofa leucomystax” đang phát triển, sinh sôi ở nơi không có con người sinh sống.

Những con lợn rừng này đã lai với giống lợn nhà, Sus scrofa domesticus sau khi trốn thoát khỏi các khu trang trại, dẫn đến việc tạo ra một loài sinh vật lai mới.

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhà khoa học Donovan Anderson, chuyên gia tại Đại học Fukushima, Nhật Bản đã phát hiện thấy có 16% loài lai mới. Ông Donovan Anderson thường xuyên di chuyển sâu bên trong khu vực bỏ hoang sau thảm hoạ hạt nhân Fukushima.

Lợn rừng phát triển mạnh ở các thị trấn bỏ hoang của Fukushima. https://www.bbc.com/

Ông và các cộng sự đã nghiên cứu và phân tích, sử dụng mẫu DNA thu thập từ những con lợn rừng và lơn nhà để đưa ra kết quả trên. Donovan Anderson cho biết.

“Chúng tôi đã tìm được bằng chứng về sự lai tạo thành công giữa lợn rừng và lợn nhà, và tiếp tục tìm hiểu sâu hơn vè loài sinh vật lai này”

Việc không bị con người săn bắt có thể đã góp phần vào sự phát triển của những con sói trong vùng loại trừ Chernobyl.

Ảnh https://www.bbc.com/

Điều đáng chú ý là kết quả lai tạo này lại không liên quan đến phóng xạ, Donovan Anderson cho biết thêm, một số sinh vật ở Fukushima bị nhiễm phóng xạ nhưng không làm biến đổi kiểu gen của chúng.

Sau nhiều năm thảm hoạ động đất và sóng thần và rò rỉ phóng xạ ở Fukushima, đến năm 2018, nhiều người dân Nhật Bản bắt đầu quay trở lại các khu vực bị bỏ hoang trước đây.

Donovan Anderson nhận định rằng loài lợn rừng thường hoạt động mạnh vào ban ngày, thay vì vào ban đêm như thông thường.

“Do không bị đe dọa bởi con người, lợn rừng ngày càng phát triển mạnh hơn”, Ôngn Anderson giải thích.

Chính phủ Nhật Bản vẫn đang rất nỗ lực để giảm mức độ phóng xạ tới ngưỡng an toàn.

“Nhiều khu vực đã có người sinh sống trở lại, nhưng nhiều nơi vẫn bị phong tỏa, đặc biệt là khu vực gần nhà máy điện hạt nhân”.

AD
Xem thêm: