Kiên nhẫn đến mấy cũng có giới hạn – cuộc “nổi dậy” chống Chính quyền của người Nhật đang rục rịch
Đại dịch Covid-19 đang gây ra rất nhiều khó khăn cho con người. Các quốc gia đều nỗ lực đưa ra nhiều phương án để ngăn chặn và tiêu diệt Vi-rút. Quá trình đó đã gây ra nhiều tác động nặng nề lên nền kinh tế, dẫn đến sự sụp đổ và xáo trộn trong cuộc sống người dân.
Không thể trách Chính phủ các nước vì đây là cách duy nhất để đối phó với dịch bệnh. Tuy nhiên, với Nhật Bản, cách làm của Chính phủ lại khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng gấp bội. Người Nhật được xem là dân tộc kiệm lời nhất thế giới, nhưng có vẻ như sự kiên nhẫn của họ đã đến giới hạn.
Trong quy định về “tình trạng khẩn cấp” được ban bố, các nhà hàng không được phép bán rượu hoặc không được bán rượu vào ban đêm. Lợi nhuận của quán ăn/nhà hàng đến từ việc bán rượu, nên rất khó thu lời nếu không được bán rượu.
Lợi nhuận mang lại từ việc bán rượu cao hơn, bởi lẽ ăn có thể có giới hạn, đến một lúc nào đó sẽ không ăn nổi nữa, nhưng uống thì có thể uống rất nhiều.
Ngành công nghiệp ăn uống chủ yếu thu lợi nhuận từ việc bán đồ uống, thế nhưng với tình trạng này, mảng sinh lời của họ đang bị “chặn đứng”. Tuy nhiên, người Nhật vẫn phải cố gắng chịu đựng.
Trước tình hình khó khăn đó, người dân lại bắt gặp các quan chức và chính trị gia đi nhậu lúc nửa đêm, rõ là họ không hề có tinh thần nghiêm túc chống dịch. Hơn nữa, những người này còn tiếp tục tổ chức Thế vận hội mặc sự chống đối của người dân. Đúng như dự đoán, có nhiều trường hợp VĐV Olympic bị nhiễm bệnh đã được phát hiện.
Trong lúc Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp và yêu cầu người dân tự giác, bệnh dịch lại đang lây lan trong làng Olympic. Có vẻ như ngay cả những người Nhật hiền lành lựa chọn im lặng và miễn cưỡng ủng hộ cho Olympic cũng đã đi đến giới hạn của mình. Vì vậy, tấm áp phích như sau đã ra đời:
Trong nhiều năm liên tục, các vị trí trong Quốc hội chủ yếu thuộc về Đảng dân chủ Tự do, nếu không đủ thì người của Đảng Komeitou sẽ bổ sung vào.
Các nhà hàng đang chật vật trong “tình trạng khẩn cấp” của Nhật Bản đã tham gia vào phong trào và đặt tấm bảng này trước cửa hàng. Tấm áp phích này khuyến khích người dân bầu cho những ứng cử viên khác hai Đảng trên trong lần bầu cử tiếp theo.
Phong trào này nổ ra sau một phát ngôn của vị Bộ trưởng phụ trách phục hồi kinh tế Chính phủ như sau:
“Những nhà hàng không tuân thủ theo yêu cầu kiểm soát sẽ được các cơ quan tài chính tư vấn.”
Câu này có nghĩa là, các nhà hàng không tuân thủ sẽ không được ngân hàng cho vay tiền và buộc phải trả khoản nợ hiện tại ngay lập tức.
Câu chuyện này lần đầu tiên được kể lại bởi Makoto Naruke, cựu chủ tịch của Microsoft Nhật Bản. Dự đoán rằng những người có tiếng nói cũng sẽ bắt đầu lên tiếng và khiến sự việc trở thành một vấn đề lớn hơn.
Mục tiêu của phong trào là treo được 50000 tấm áp phích trên lên các cửa hàng ở Tokyo.
Trước kia cũng đã có lần Đảng Dân chủ Tự do với lịch sử cầm quyền lâu đời bị “rớt đài”. Thế nhưng, tình hình sau khi một Đảng phái khác lên nắm quyền còn tồi tệ hơn, nên vai trò của Đảng tự do đã được lặp lại. Từ sự việc này, nhiều người Nhật rất e ngại việc thay đổi Đảng cầm quyền.
Thế nhưng tình hình Nhật Bản hiện tại đã tồi tệ đến mức ngay cả những con người chưa từng lên tiếng cũng đã bắt đầu nổi giận và hành động rồi!
Kengo Abe