Vắc xin hấp thụ qua đường mũi, vắc xin cơm,… Những giải pháp vắc xin Covid-19 mới của Nhật Bản

Công ty TNHH Shionogi Seiyaku và HanaVax Inc., công ty liên doanh từ Đại học Tokyo, đã ký thỏa thuận cấp phép để phát triển loại vắc xin chống lại Virus Corona chủng mới.

Ảnh https://times.abema.tv/news-article/8667619

Nhiều người xem tin tức và nghĩ tiêm Vắc-xin rất đau. Thực tế tiêm không đau như bạn nghĩ, nhưng cũng không có nhiều người muốn bị cây kiêm đâm vào người.

Loại vắc xin mới đang được phát triển này sẽ được đưa vào người qua đường mũi, không dùng kim tiêm như cách truyền thống. Đùa à, đưa dịch vào đường mũi còn khó chịu hơn ấy chứ, thật ra lại không tệ như bạn nghĩ.

Điều thú vị hơn là với việc sử dụng màng nhầy của mũi, hiệu quả của vắc xin sẽ có sự khác biệt lớn.

Tiêm vắc xin thực tế là đưa Virus đã được làm yếu vào người, nói chung là đưa mầm bệnh vào cơ thể để cơ thể tự sản sinh kháng thể.

Phương pháp tiêm có thể cản Virus mạnh lên, nhưng không thể ngăn nó xâm nhập vào cơ thể. Nhưng với phương pháp mới, sử dụng màng nhầy của mũi, được cho là có tác dụng ngăn chặn đáng kể sự xâm nhập của Virus vào cơ thể ngay từ đầu.

Bên cạnh đó nhóm phát triển cũng đưa ra giả thuyết về vắc xin cơm.

Các loại vắc xin hiện tại không thể được vận chuyển hoặc bảo quản nếu không có thiết bị làm lạnh. Nhưng cơm có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng và dễ dàng mở rộng trên toàn thế giới. Vấn đề là cần thời gian để nuôi trồng loại vắc vin này. Nhưng vì có nhiều quốc gia nông nghiệp trên toàn thế giới nên nếu thành công, mỗi quốc gia có thể tự sản xuất hàng loạt vắc xin.

Nhật Bản, quốc gia đang tụt hậu trong việc triển khai tiêm vắc xin, có thể tăng thị phần của mình đến đâu?

Kengo Abe
Xem thêm: