Lần đầu tiên, Thịt bò Nhật vân cẩm thạch được các nhà khoa học sản xuất bằng công nghệ in 3D sinh học

Đã qua rồi cái thời thịt ngon phải được sản xuất trên đồng, cơ sở chăn nuôi tự nhiên,…Các món ăn có nguyên liệu đến từ phòng thí nghiệm cũng đa dạng và ngon lành không thua kém.

Góp phần mở rộng phạm vi của thịt bò nuôi, các nhà khoa học từ Đại học Osaka Nhật Bản đã tận dụng kỹ thuật in sinh học tiên tiến để tạo ra “thịt bò” được nuôi trong phòng thí nghiệm đầu tiên, với chất lượng “vân cẩm thạch” đặc trưng của Wagyu (bò Nhật hảo hạng).

Từ khởi đầu khá khiêm tốn vào năm 2009, quá trình chế tạo thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm đã có những bước phát triển nhảy vọt. Các nhà khoa học sử dụng công nghệ in 3D sinh học để “in” các tế bào sống, được nuôi dưỡng và biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau, cuối cùng xây dựng thành mô của động vật mong muốn.

Nhóm nghiên cứu của Đại học Osaka đã sử dụng hai loại tế bào gốc thu hoạch từ bò Wagyu làm điểm khởi đầu, tế bào vệ tinh của bò và tế bào gốc có nguồn gốc từ mỡ. Các tế bào này được ủ và phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau, cần thiết để tạo thành những sợi riêng lẻ cho cơ, mỡ và mạch máu. Sau đó, chúng được sắp xếp thành một “tảng” 3D, mô phỏng hàm lượng chất béo cao trong cơ bắp của Wagyu, hay còn được gọi là cẩm thạch, hoặc sashi theo tiếng Nhật.

Ảnh https://newatlas.com/science/world-first-lab-grown-wagyu-beef-japan/

Lấy cảm hứng từ quá trình cắt kẹo Kintaro-ame Nhật Bản, các “tảng thịt” này sau đó đươc cắt theo hướng vuông góc. Quá trình này cho phép nhiều tùy chỉnh hơn với cấu trúc thịt phức tạp, cụ thể có thể thực hiện các điều chỉnh đối với thành phần chất béo và cơ. Bằng cách này, các nhà khoa học có thể tái tạo kết cấu nổi tiếng của Wagyu, mở ra cánh cửa kiểm soát lượng chất béo cho thịt nuôi.

Đây là một tin đầy hứa hẹn, đặc biệt nếu thịt này có mùi vị giống như thật và thân thiện hơn với môi trường và người tiêu dùng.

Sacchan
Xem thêm: