Thí nghiệm Nhật Bản cho thấy “Rụng tóc nhiều do ăn quá nhiều chất béo”
Béo phì là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác, cản trở sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày, thậm chí có thể gây tử vong.
Người bị béo phì dễ mắc các bệnh phổ biến sau: Bệnh tim, tiểu đường, ung thư,…Tuy nhiên vẫn chưa rõ cơ chế nào khiến tình trạng các cơ quan trong cơ thể xấu đi và mất các chức năng cụ thể do béo phì mãn tính.
Ở người khoẻ mạnh, các tế bào gốc nang tóc (HFSC) thường tự thay mới theo mỗi chu kỳ sinh trưởng. Đây cũng là cách để tóc bạn tiếp tục mọc lại, và dài ra. Tuy nhiên khi chúng ta lớn tuổi, những tế bào gốc sẽ bắt đầu suy yếu, không còn tự thay mới nữa. Việc số lượng HFSC giảm sẽ khiến tóc bắt đầu mỏng và rụng dần.
Ảnh https://www.eurekalert.org/
Trong một thí nghiệm mới tiến hành trên chuột gần đây, các chuyên gia tại Đại học Nha khoa Tokyo đã so sánh biểu hiện gen trong HFSC giữa chuột được nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo và chuột được nuôi theo chế độ ăn tiêu chuẩn.
Họ đã phát hiện sau khi được kích hoạt, HFSC ở nhóm chuột có chế độ ăn giàu chất béo đã chuyển đổi thành các tế bào sừng bề mặt da, tức tế bào tuyến bã nhờn trong da. Chúng rụng lông nhanh hơn, các nang lông nhỏ hơn cùng với sự suy giảm số lượng HFSC.
Thông thường, các HFSC tự làm mới mỗi chu kỳ nang tóc. Đây là một phần của quá trình cho phép tóc của chúng ta liên tục mọc trở lại. Khi con người già đi, HFSC không tự bổ sung dẫn đến ít HFSC hơn và kết quả, tóc mỏng đi.
Mặc dù những người thừa cân có nguy cơ bị rụng tóc nội tiết tố androgen cao hơn, nhưng liệu béo phì có làm tăng tốc độ mỏng tóc hay không. Cơ chế phân tử và cách thức thực hiện phần lớn vẫn chưa được biết rõ. Nhóm TMDU thực hiện các thí nghiệm nhằm giải quyết những vấn đề đó và xác định một số cơ chế khác.
”Khi chỉ được nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo trong 4 ngày liên tiếp, HFSC của chuột có biểu hiện gia tăng tình trạng căng thẳng oxy hoá và các dấu hiệu của sự biệt hoá biểu bì”.
Nhóm nghiên cứu cho rằng tình trạng béo phì gây phát một số tín hiệu viêm nhất định vào cơ thể, ngăn chặn quá trình tái tạo nang lông và cuối cùng dẫn đến mất các nang lông trên chuột.
Nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết mới khá thú vị về những thay đổi tế bào cụ thể và rối loạn chức năng mô có thể xảy ra do chế độ ăn nhiều chất béo hoặc béo phì do di truyền. Thêm nữa, nghiên cứu mở ra cánh cửa cho việc phòng ngừa và điều trị chứng thưa tóc trong tương lai cũng như tăng hiểu biết về bệnh béo phì.
Hana