Chân dung người đứng đầu Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản – gần như chắc chắn trở thành Tân thủ tướng thay thế ông Yoshihide Suga

Cựu Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lãnh đạo Đảng cầm quyền diễn ra vào 13 giờ chiều nay (giờ Tokyo), qua đó sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản.

Vào ngày 29, Đảng Dân chủ Tự do đã chọn cựu ngoại trưởng Fumio Kishida (64 tuổi) làm người lãnh đạo Đảng lần thứ 27 sau khi công bố kết quả kiểm phiếu cuối cùng, vượt qua bộ trưởng phụ trách cải cách hành chính Taro Kono (58 tuổi).

Nhiệm kỳ của lãnh đạo Đảng là ba năm cho đến cuối tháng 9 năm 2024. Ông dự kiến sẽ thành lập nội các mới và cải tổ lại ban điều hành LDP vào đầu tháng 10.

Tại phiên họp Quốc hội được triệu tập vào ngày 4 tháng 10 tới, ông Fumio Kishida sẽ được đề cử làm Thủ tướng thứ 100, kế nhiệm Yoshihide Suga – Cựu Thủ tướng Nhật Bản đã tuyên bố từ chức. Ông Fumio Kishida gần như chắc chắn sẽ trở thành Tân Thủ tướng Nhật Bản bởi liên minh cầm quyền đang chiếm đa số ghế tại Hạ viện.

Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, Kishida tuyên bố dẫn dắt Đảng Dân chủ Tự do trong cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra trong vòng vài tuần tới (28/11), đồng thời tiếp tục chiến đấu với đại dịch COVID-19 đã và đang tàn phá nền kinh tế Nhật Bản.

Chiến thắng của Kishida không có khả năng gây ra sự thay đổi lớn trong các chính sách của Nhật Bản với Trung Quốc. Thêm nữa Kishida chia sẻ về sự cần thiết phải tăng cường khả năng phòng thủ của Nhật Bản, tăng cường quan hệ an ninh với Hoa Kỳ và các đối tác khác, bao gồm nhóm QUAD của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc và Ấn Độ, đồng thời duy trì mối quan hệ kinh tế quan trọng với Trung Quốc và tổ chức các cuộc họp thượng đỉnh thường xuyên. Cụ thể, Kishida muốn tăng cường lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật Bản và ủng hộ thông qua nghị quyết lên án cách đối xử của Trung Quốc với các thành viên nhóm thiểu số Duy Ngô Nhĩ. Ông muốn bổ nhiệm một phụ tá Thủ tướng để giám sát tình hình nhân quyền của họ.

Kishida nhấn mạnh sự cần thiết phải phân phối nhiều của cải hơn cho các hộ gia đình, trái ngược với trọng tâm các chính sách “Abenomics” của Abe là thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp.

 

Sacchan (tổng hợp)
Xem thêm: