Bệnh viện Nhật Bản ở Kumamoto có khả năng thực hiện ca “sinh con bí mật” đầu tiên

Vào ngày 29 tháng 10, đại diện từ bệnh viện Jikei ở thành phố Kumamoto đã phát biểu trong một cuộc họp báo rằng đang bảo hộ cho một sản phụ với mong muốn sinh con giấu tên, thông qua việc áp dụng chế độ gọi là 内密出産 (sinh con bí mật). Về chế độ “sinh con bí mật” này, chưa bàn đến ý kiến “khó phủ nhận khả năng vi phạm pháp luật” từ địa phương, phía bệnh viện giải thích rằng đây là tình hình cấp bách, “có thể trở thành trường hợp sinh con bí mật đầu tiên”, và yêu cầu địa phương phải có hành động ngay để đưa ra phản hồi trước ngày 10/11.

Trong ảnh: Giám đốc bệnh viện Ken Hasuda (bên trái) trong cuộc họp báo diễn ra vào ngày 29/10 tại Nishi-ku, thành phố Kumamoto

Kể từ năm 2007, bệnh viện Jikei đã nhận các em bé từ những bà mẹ ẩn danh, không có khả năng nuôi dưỡng. Để có thể tiếp tục nhận những trường hợp sinh con bên ngoài bệnh viện, vào tháng 12 năm 2019, bệnh viện đã giới thiệu chế độ “sinh con bí mật”. Trước đó, phía bệnh viện cũng có thông qua một hội nghị để trao đổi với thành phố Kumamoto, nhưng không có tiến triển. Cho đến nay vẫn chưa có trường hợp “sinh con bí mật” nào được thực hiện.

Theo bệnh viện Jikei, sinh con bí mật là hệ thống riêng của bệnh viện, nhằm mục đích ngăn chặn các trường hợp trẻ bị bỏ rơi hoặc nạo phá thai. Theo đó, người mẹ có thể giấu tên khi sinh con, với điều kiện phải tiết lộ danh tính của mình cho giám đốc phòng tư vấn trẻ sơ sinh ở bệnh viện. Đứa trẻ được sinh ra khi đến một độ tuổi nhất định có thể yêu cầu bệnh viện cho biết tên của người mẹ. Một chế độ tương tự đã được giới thiệu ở Đức vào năm 2014.

Giám đốc bệnh viện Ken Hasuda cho biết trong cuộc họp báo rằng sản phụ trong trường hợp này sống ngoài Kumamoto, và đã được bệnh viện chăm sóc khoảng 2 tuần trước. Sản phụ muốn sinh con nhưng không cho gia đình biết. Bệnh viện đã thuyết phục sản phụ tiết lộ danh tính, nhưng không muốn cưỡng ép.

Trường hợp này, thách thức nằm ở việc làm sổ hộ tịch cũng như vấn đề nuôi dưỡng đứa trẻ, do đó bác sĩ Hasuda kêu gọi phản hồi ngay lập tức từ chính quyền địa phương qua cuộc thảo luận với phía bệnh viện.

Bộ Tư pháp và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã trả lời câu hỏi của thành phố về việc sinh con bí mật vào tháng 7 năm 2008. Bộ Tư pháp cho rằng “khó trả lời” về việc xử lý hộ tịch khi những đứa trẻ sinh ra có thể không được đăng ký, còn Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi giải thích rằng cha mẹ có quyền được biết xuất thân của đứa trẻ, do đó phải công khai các thông tin nhận dạng danh tính. Vào tháng 8 năm 2008, phía thành phố theo phản ứng của dư luận quốc gia đã kêu gọi hạn chế việc sinh con bí mật.

Trong cuộc họp báo vào ngày 29, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi khẳng định rằng quan điểm của họ sẽ không thay đổi. Chính quyền địa phương cũng yêu cầu bệnh viện “kiên trì thuyết phục sản phụ kia tiết lộ danh tính”, bên cạnh đó mong muốn bệnh viện sẽ truyền đạt lại với sản phụ rằng phía thành phố có thể xử lý những cuộc trao đổi ẩn danh có tính đến quyền riêng tư cũng như các hỗ trợ về mặt tài chính.

Sacchan
Xem thêm: