Nhật Bản cho ra đời tàu biển “tự hành” đầu tiên thế giới, mở đầu cho tự động hoá hoàn toàn ngành hàng hải

Ngành công nghiệp ô tô hiện tại cần đối diện với hai vấn đề cải cách lớn. Đầu tiên là ngừng sử dụng nhiên liệu hoá thạch, tiếp theo là hướng tới tự động hoá. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô trên toàn thế giới đang thử thách với hai vấn đề này. Thứ nhất, thay thế cho nhiên liệu hoá thạch có hai lựa chọn đã được đưa ra là điện và khí Hydro. Nhìn chung chúng ta có thể nhìn thấy những bước tiếp theo trong vấn đề này.

Thế nhưng vấn đề nằm ở vế thứ hai.

Không chỉ giới hạn trong ô tô, vấn đề tự động hoá cũng được nhìn nhận từ góc độ của các phương tiện di chuyển khác, bao gồm cả tàu, thuyền.

Bạn có từng ấn tượng với hình ảnh vị thuyền trưởng trong những bộ phim, để bộ râu dài trắng tinh, rất kiệm lời. Ông thường bình tĩnh đưa ra phán đoán nhưng lúc hành động lại kiên cường, dũng cảm.

Thuyền trưởng trong suy nghĩ của tôi là một người rất ngầu, do đó sẽ thật đáng tiếc nếu họ mất việc làm khi tàu tự hành ra đời.

Bởi lẽ trong số các tuyến vận tải, đường biển là môi trường dễ dàng nhất để tự động hoá phương tiện.

Ngày 11 tháng 01 năm 2022, trên bến cảng tại thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa, một con tàu du lịch tự hành loại nhỏ đã ra khơi, và đến được đích mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào.

Các cuộc chạy thử dành cho ô tô tự hành vẫn được diễn ra khá thường xuyên, chế độ lái tự động cũng được thử nghiệm trên máy bay khoảng 50 năm trước, thế nhưng với tàu biển thì đây là trường hợp đầu tiên trên thế giới.

https://www.itmedia.co.jp/business/articles/2201/22/news015.html

Đồng hồ đo và hệ thống vận hành vẫn được giữ nguyên, dựa trên các thông tin đầu vào cùng thông tin thu được từ cảm biến, tất cả quá trình di chuyển đều được tự động hoá.

Họ đã đặt các chướng ngại vật khác nhau trên tuyến đường để thử nghiệm. Trong trường hợp có tàu khác xâm phạm vào đường đi, quy tắc là phải né hoặc vượt về phía bên trái của con tàu kia. Quy tắc này đã được chương trình tự động ghi nhận. Từ lúc ra khơi đến khi cập bến, tàu có thể di chuyển trơn tru hoàn toàn tự động, không có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.

Thực tế, so với các tuyến vận tải khác, tàu tự hành trên biển dễ thực hiện hơn. Ví dụ trong trường hợp ô tô, cho dù chương trình có chính xác đến đâu vẫn có một số trường hợp bất ngờ như người đi bộ đột ngột lao ra hoặc phải ứng phó với những chiếc xe chạy bất chấp luật lệ. Thêm nữa dù có lái chính xác đến đâu, khi có tai nạn xảy ra với người đi bộ, trách nhiệm của người lái xe là rất lớn. Trường hợp xe tự hành, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Trên biển không có khái niệm “người đi bộ”. Đây là một điểm rất quan trọng.

Nhật Bản là quốc gia có rất nhiều đảo nhỏ. Để di chuyển đến những đảo biệt lập xa bờ chỉ có thể sử dụng tàu loại nhỏ. Thêm nữa có một vấn đề trong ngành hàng hải, được diễn giải theo chuỗi sau:

Thiếu người muốn trở thành thuỷ thủ

Tăng gánh nặng lên các thuyền viên còn lại

Số lượng người bỏ nghề tăng

Công việc khắc nghiệt hơn cho những người ở lại

 

Đây là một vòng luẩn quẩn cần phải được giải quyết.

Nếu số lượng tàu thuyền giảm xuống, phương tiện đi lại của người dân sống ở các vùng hải đảo xa xôi sẽ bị hạn chế, không ai mong muốn tình trạng này xảy ra.

Giữa lúc đó, tàu biển tự hành đã ra đời như một cứu cánh.

Đến một lúc nào đó, không chỉ tàu tự hành loại nhỏ mà những tàu chở dầu khổng lồ cũng được tự động hoá, bốc vác dỡ hàng do Robot thực hiện, cứ như những “con tàu ma” trong truyền thuyết các bạn nhỉ !!!

Kengo Abe
Xem thêm: