Thông điệp từ thành phố Hiroshima “Hoàn thành trách nhiệm tối thiểu của một con người, để không có thêm một Hiroshima, hay một Nagasaki nữa”

Vào ngày 6 tháng 8 năm 1945,
Trên bầu trời trong xanh của thành phố Hiroshima, máy bay ném bom của Mỹ bay tới và thả bom nguyên tử xuống thành phố này. Đây cũng chính là vũ khí hạt nhân đầu tiên trên thế giới được đưa vào trong thực chiến.

Dù phát nổ ở độ cao 600m, bom hạt nhân phát ra sức nóng khủng khiếp, không thể so sánh với những loại bom thông thường và xóa sổ cả một thành phố.
Chưa kể đến những thiệt hại không ngừng lan rộng do bức xạ đã cướp đi sinh mạng của 140,000 người.

Không dừng lại ở đó, 3 ngày sau, ngày 9 tháng 8, Mỹ tiếp tục thả một quả bom nguyên tử khác xuống Nagasaki. Thiệt hại ở đây vô cùng khủng khiếp, hơn 73,000 người thiệt mạng.

Khác với các loại vũ khí thông thường, vũ khí hạt nhân không công kích vào căn cứ quân sự địch, mà thiêu đốt khu vực thị trấn, thành thị, dẫn tới số lượng lớn thương vong từ dân thường. Không chỉ con người mà đất đai cũng cằn cỗi do ô nhiễm phóng xạ.
Đó không còn là chiến tranh, mà là một cuộc thảm sát.
Từ hơn 70 năm về trước, chắc chắn nhân loại đã phải thấu hiểu điều này.

Ấy vậy mà đến hiện tại năm 2022, mối đe dọa về vũ khí hạt nhân không những không giảm bớt mà còn lan rộng trên toàn thế giới.
Có tồn tại Hiệp ước cấm tăng nhanh vũ khí hạt nhân, nhưng Hiệp ước này có lợi cho các cường quốc, những quốc gia vốn đã nắm giữ vũ khí hạt nhân không muốn các quốc gia khác sở hữu vũ khí này.
Do đó, mối đe dọa vũ khí hạt nhân vẫn còn đó.

Theo Luật quốc tế, việc đe dọa, tuyên bố sử dụng vũ khí hạt nhân là bất hợp pháp, thế nhưng nếu chỉ vịn vào luật pháp hay các trừng phạt về kinh tế, không thể xem đó là biện pháp cuối cùng để ngăn chặn mối đe dọa hạt nhân.
Vì Nhật Bản có liên minh với Hoa Kỳ, một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, nên không ngoa khi cho rằng Nhật Bản được bảo vệ bởi vũ khí hạt nhân kể cả khi không trực tiếp sở hữu.

Kết cục, nhân loại không thể duy trì được thế giới của hiện tại nếu không có biện pháp cuối cùng là vũ khí hạt nhân.

Trong đó Nhật Bản là quốc gia duy nhất cho đến hiện tại là nạn nhân của vũ khí hạt nhân.
Cựu thị trưởng Hiroshima, thành phố đã chịu thiệt hại khủng khiếp từ bom nguyên tử đã có phát ngôn sau:

Xin hãy tuyên bố rằng sẽ không sử dụng đến vũ khí hạt nhân, và hoàn thành trách nhiệm tối thiểu của mình với tư cách là một con người của nhân loại. Đây là trách nhệm của tất cả các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, không riêng gì Nga.

Bước đầu tiên này, Nhật Bản cùng với Trung Quốc sẽ đi trước và tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân.

Bằng cách này, Thủ tướng Kishida gửi thông điệp đến thế giới.
Không có thêm một Hiroshima hay một Nagasaki khác.

Chiến tranh là thứ mà không ai muốn, nhưng xung đột giữa các quốc gia không dễ dàng biến mất. Theo nguyên tắc tối thiểu, loại bỏ những vũ khí khủng khiếp liên lụy đến dân thường và gây ô nhiễm cho địa cầu.
Cho dù không thể loại bỏ, xin đừng sử dụng.

Tuyên bố là vậy, nhưng tại sao chúng ta phải thỏa hiệp đến mức như vậy khi mà hòa bình là thứ ai cũng mong muốn?
COVID-19, tiếp đến là vấn đề Ukraine.
Nếu không có gì thay đổi ở giai đoạn hiện đại, vĩnh viễn sẽ chẳng có gì thay đổi.
Hiện tại chúng ta đang sống trong thời kỳ bước ngoặc như vậy đấy.

Abe Kengo
Xem thêm: