Ngày càng có nhiều người Việt cư trú bất hợp pháp ở Nhật Bản

Số lượng người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản rất nhiều. Vì chịu tác động của đại dịch mà có nhiều người thất nghiệp. Những người nước ngoài lưu trú bất hợp pháp ở Nhật, trong đó có người Việt Nam vì thế mà tăng lên.

Thành phố Himeji, tỉnh Hyogo, với vai trò là ”Trung tâm xúc tiến định cư” có nhiều người Việt Nam sinh sống hoặc tị nạn.
Vào tháng 5 năm ngoái, cảnh sát tỉnh đã khám xét một ngôi nhà cũ gỗ 2 tầng trong thành phố.

Có khoảng 17 người Việt Nam sống trong ngôi nhà này, trong số đó có những người là du học sinh lưu trú hợp pháp nhưng cũng có tới 10 người lưu trú bất hợp pháp. Họ chuyển đến đây từ nhiều tỉnh khác nhau trên khắp nước Nhật, bao gồm Tokyo, Kanagawa, Hiroshima và Yamaguchi.

Một người nói với cơ quan điều tra rằng ”Tôi đến thành phố Himeji vì bị mất việc làm do ảnh hưởng của Covid-19, tôi không còn nơi nào để đi, dù chúng tôi rất muốn về nước nhưng không thể (do hạn chế đi lại).”

Theo đăng ký cư trú của thành phố Himeji, số người Việt Nam sống tại đây là 2898 người tính đến tháng 3 năm 2018, tăng khoảng 1,000 người lên 3843 người (tháng 3 năm 2021) chỉ trong 3 năm.

Nhìn chung, ở tỉnh Hyogo, con số đã tăng khoảng 7,000 người từ 16,531 (tháng 6 năm 2018) lên 23,900 (tháng 6 năm 2021).

Tuy nhiên trong số đó chỉ có một bộ phận là lưu trú hợp pháp. Kể từ sau dịch Covid-19 phát sinh vấn đề hạn chế đi lại giữa 2 nước Nhật, Việt cũng như nạn thất nghiệp, hết thời hạn lưu trú đã làm cho nhiều người trở thành người lưu trú bất hợp pháp.

Một điều tra viên của cảnh sát tỉnh tiết lộ rằng ”Có một số lượng người Việt Nam đang lưu trú bất hợp pháp sống cùng nhau tại thành phố Himeji hay vùng phía Bắc Kanto”.

Trong trường hợp này, một nhóm người Việt Nam định cư ở Himeji, đã tập hợp đồng hương của họ từ khắp nơi qua Facebook và bắt đầu sống thành một tập thể trong căn hộ ở thành phố.

Theo cảnh sát tỉnh, những người lưu trú bất hợp pháp đã được điều động đến các đơn vị, tham gia làm công việc phá dỡ tại nhiều địa điểm khác nhau trong tỉnh.

Khoản tiền lao động trả cho 1 ngày là 12,000 Yên, nhưng nhóm quản lý lấy phần hoa hồng và người làm việc chỉ nhận được 9,000 Yên. Nhóm này hoạt động kinh doanh phái cử nhưng không có giấy phép.

Một điều tra viên cấp cao cho biết ” Có rất nhiều công ty đang tìm kiếm lao động giá rẻ. Để cử những người dù là đồng hương của mình đến những công ty đó làm việc cũng là một món ”béo bở” với nhiều người. Tôi nghĩ cũng có những trường hợp tương tự khác”.

Phó Giáo sư Yoshihisa Saito, thuộc Khoa Nghiên cứu Hợp tác Quốc tế, Đại học Kobe, người am hiểu về các vấn đề của lao động nước ngoài cho biết:

”Có rất nhiều trường hợp thực tập sinh kỹ năng được chính những người đồng hương lôi kéo giới thiệu công việc khác tốt hơn. Nhiều thực tập sinh bỏ trốn khỏi đơn vị tiếp nhận ban đầu. Khi thời hạn lưu trú không còn, lại không thể về nước, nhiều người đã trở thành lưu trú bất hợp pháp. Họ nhanh chóng bị những người môi giới lợi dụng. Trên thực tế họ bị giao những công việc mà người Nhật không muốn làm, chẳng hạn như lao động chân tay. Sau đại dịch, chính phủ đã thiết lập một hệ thống để gia hạn thời gian lưu trú. Tôi muốn họ nhận ra rằng các công ty phái cử người nước ngoài cũng có thể gián tiếp thúc đẩy việc làm bất hợp pháp”.

Thuý Vân
Xem thêm: