Scandal nhân viên đài truyền hình tiếp cận phụ nữ tị nạn Ukraine để gạ gẫm…
Hiện tại đây vẫn là thông tin chưa xác thực, không có công bố về nhận dạng của các cá nhân liên quan, thế nhưng nếu là sự thật, chuyện này thực sự tồi tệ.
Một nhân viên của TBS, đài truyền hình của Nhật Bản đã tiếp cập phụ nữ tị nạn Ukraine để gạ gẫm cô lên giường cùng hắn. Tạm gọi nhân vật này là O và người phụ nữ liên quan là A.
Vì đã có kinh nghiệm được phỏng vấn, thêm nữa A cho rằng trách nhiệm của mình là truyền tải sự khó khăn của người dân Ukraine đến cộng đồng quốc tế, nên đã nhiều lần chấp nhận phỏng vấn từ các đài truyền hình Nhật Bản. O là một trong những người tham gia lấy tin.
O gọi A đến một quán Bar ở Shibuya với lý do phỏng vấn. Vì tin tưởng O nên A đã nhận lời. Mọi lần luôn có một nhóm phóng viên, nhưng lần này chỉ có mỗi O.
Họ mở đầu cuộc trò chuyện bằng những trao đổi liên quan đến cuộc sống hằng ngày. Đến giữa chừng, O dùng tính năng phiên dịch giọng nói trên Smartphone và nói với A như sau:
Cô có muốn “làm tình” với tôi không?
Tôi sẽ gọi thêm một người bạn nam đến, 3 chúng ta đến khách sạn nhé.
Đây chắc chắn là một lời gạ gẫm. A tỏ ra khó chịu, sau đó hoảng loạn khi thấy O rút điện thoại và gọi cho một người khác. Cô bỏ chạy khỏi quán.
Câu chuyện này hiện đang được lan truyền trên Twitter, và A đã nhận được tin nhắn xin lỗi từ O. A nhắn lại rằng “Tại sao lại nói với tôi những lời đó. Ngay từ đầu mục đích của anh là cơ thể của tôi sao?” nhưng vẫn chưa có hồi âm.
A đã đến Đại sứ quán Ukraine để cáo tình hình. Phía Đại sứ quán yêu cầu O và TBS xin lỗi A, nhưng A, với tư cách là một người đang sơ tán, không muốn làm to chuyện.
“Tôi không muốn liên hệ với TBS nữa”
Vì A đã từ chối giải pháp đề xuất của Đại sứ quán nên họ không thể hỗ trợ gì từ bên ngoài.
Bạn có nghĩ câu chuyện này đúng sự thật? Mặc dù hiện tại nó đang lan truyền và trở thành chủ đề lớn trên Internet, không có bản tin chính thức nào được phát sóng.
Các chương trình TV được phát sóng cho công chúng, cần giữ thái độ trung lập, tỏ rõ quan điểm công khai. Thế nhưng nếu họ từ chối đề cập đến một vấn đề đang rất nổi như thế này, chỉ có thể hiểu theo nghĩa các đài truyền hình đang tìm cách tự bảo vệ mình.
Một nhân vật như O là nỗi ô nhục với Nhật Bản, nhưng bản thân ngành công nghiệp truyền hình nước này, cũng đang bao che cho kẻ xấu.
Kengo Abe