Nhật Bản xem xét quyền nuôi con chung trong bối cảnh tỷ lệ ly hôn tăng

Một bộ phận thuộc Bộ Tư pháp Nhật Bản đã quyết định đề xuất giới thiệu hệ thống giám hộ chung cho các cặp vợ chồng ly hôn đã có con.

Bộ luật Dân sự hiện hành quy định quyền nuôi con đối với các cặp vợ chồng đã ly hôn cho một người duy nhất. Bộ phận biên soạn một dự thảo tạm thời về việc sửa đổi luật dân sự vào tháng 8 và sau đó thu thập ý kiến của công chúng về vấn đề này trước khi tổ chức các cuộc thảo luận cuối cùng.

Bộ luật Dân sự cho phép các cặp vợ chồng được quyền nuôi con chung, nhưng chỉ trao quyền nuôi con cho một trong hai người sau khi ly hôn. Trong những năm gần đây, khoảng 200.000 cặp vợ chồng (tương đương 1/3) ly hôn mỗi năm ở Nhật Bản, và việc không trả tiền cấp dưỡng nuôi con cũng như không kết nối trao đổi giữa trẻ và cha mẹ không có người giám hộ đã dẫn tới những vấn đề xã hội nghiêm trọng.

Trong khi đó, với sự tiến bộ của xã hội trong bình đẳng giới và sự tham gia ngày càng nhiều của nam giới vào việc nuôi dạy con cái, một số ý kiến cho rằng việc từ bỏ vai trò làm cha mẹ sau khi ly hôn và cắt đứt quan hệ với con cái là “vô trách nhiệm”. Hơn nữa, các trường hợp tranh giành quyền nuôi con và “bắt cóc trẻ em”, cụ thể một trong hai đưa con đi mà không có sự đồng ý của người kia, đang trở nên phổ biến hơn.

Mặt khác, quyền nuôi con chung sau khi ly hôn rất phổ biến ở các quốc gia khác.

Đề xuất của Bộ Tư pháp cho phép cha mẹ ly hôn tự mình lựa chọn quyền nuôi con chung hoặc thông qua quyết định của tòa án, vì lợi ích tốt nhất cho đứa trẻ. Cụ thể, hệ thống giám hộ chung dự kiến sẽ cho phép cả cha và mẹ cân nhắc cẩn thận và đưa ra quyết định cho con mình trong các vấn đề liên quan đến việc học hành cũng như khám chữa bệnh của trẻ.

Sacchan
Xem thêm: