Toà án Osaka phủ nhận quyền kết hôn của cặp đôi đồng tính, lý do “cấm hôn nhân đồng tính là không vi hiến”

Toà án Osaka đưa ra phán quyết rằng cấm hôn nhân đồng tính là không vi hiến. Quyết định này gây trở ngại cho rất nhiều nhà hoạt động vì quyền LGBTQ.

Phán quyết cũng làm tiêu tan hy vọng của các nhà hoạt động trong việc gây áp lực lên chính quyền trung ương, sau khi một tòa án ở thành phố Sapporo quyết định ủng hộ tuyên bố rằng không cho phép hôn nhân đồng giới là vi hiến vào tháng 3 năm 2021.

Ba cặp đôi đồng giới đã đệ đơn lên tòa án quận ở Osaka, đây được xem là vụ việc thứ 2 liên quan đến hôn nhân đồng giới được xử lý ở Nhật Bản. Thế nhưng ngoài việc bị toà bác bỏ với lý do không vi hiến, toà cũng yêu cầu mỗi cặp đôi một khoản tiền phạt 1 triệu Yên.

Nguyên đơn Machi Sakata, đã kết hôn với bạn đời của mình ở Hoa Kỳ cho biết “Tôi thực sự tự hỏi rằng liệu hệ thống pháp lý ở quốc gia này có thực sự hoạt động không”. Cặp đôi đang dự định có em bé vào tháng 8.

Sakata nói thêm “Tôi cho rằng phán quyết này sẽ có khả năng dồn ép chúng ta”.

Hiến pháp Nhật Bản định nghĩa hôn nhân dựa trên “Sự đồng thuận của hai giới”, do đó đúng là cấm hôn nhân đồng tính là không vi hiến. Thế nhưng với những động thái rất tích cực đối với tình yêu đồng giới, cũng như sự ủng hộ ngày càng lớn từ phía cộng đồng, đã khiến nhiều nhà hoạt động và các luật sư giữ thái độ tích cực với phiên toà lần này ở Osaka.

Thế nhưng Tòa án Osaka cho rằng hôn nhân được định nghĩa là chỉ dành cho những người khác giới và không có đủ tranh luận về hôn nhân đồng giới diễn ra trong xã hội Nhật Bản.

Mặc dù luật pháp Nhật Bản được coi là tương đối tự do ở một số khu vực theo tiêu chuẩn châu Á, nhưng trên toàn châu lục, chỉ có Đài Loan hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Theo quy định hiện hành ở Nhật Bản, cặp đôi đồng tính không được phép kết hôn hợp pháp, không được thừa kế tài sản của nhau, và cũng không có quyền cha mẹ đối với con cái của mỗi người.

Mặc dù giấy chứng nhận quan hệ đối tác do một số thành phố tự quản cấp giúp các cặp đồng tính thuê tài sản cùng nhau và có quyền thăm khám tại bệnh viện, chúng không mang lại cho họ các quyền hợp pháp đầy đủ mà các cặp đôi khác giới được hưởng.

Cách đây không lâu, Chính quyền Tokyo đã thông qua dự luật công nhận các thỏa thuận đối tác đồng tính, có nghĩa là các chính quyền địa phương bao gồm hơn một nửa dân số Nhật Bản hiện đã cũng công nhận dự luật này.

Trong khi Thủ tướng Fumio Kishida nói rằng vấn đề cần được xem xét cẩn thận, Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của ông tiết lộ không có kế hoạch xem xét vấn đề hoặc đề xuất luật, mặc dù một số thành viên cấp cao của đảng ủng hộ cải cách.

Trường hợp trên sẽ khiến các cuộc tranh luận trong dư luận sôi nổi thêm, đặc biệt ở khu vực thủ đô, khi mà đa số các cuộc trưng cầu ý dân từ Chính phủ vào năm ngoái cho thấy 70% dân chúng ủng hộ hôn nhân đồng giới.

Các nhà hoạt động cho biết hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sẽ có những tác động sâu rộng cả về mặt xã hội và kinh tế, và sẽ giúp thu hút các công ty nước ngoài vào Nhật Bản.

Masa Yanagisawa, người đứng đầu bộ phận dịch vụ Goldman Sachs và là thành viên hội đồng quản trị của nhóm hoạt động Marriage for all Japan, cho biết:

“Các doanh nghiệp quốc tế không muốn đầu tư vào một quốc gia không thân thiện với LGBTQ”.

Sacchan
Xem thêm: