Chuyện gì đã khiến thực tập sinh Việt Nam ở Hiroshima phải từ bỏ con ruột của mình?
Trước kia đã từng có bản tin về nữ thực tập sinh Việt Nam bị bắt và xét xử tại Toà án quận Hiroshima vì tội giết trẻ sơ sinh, cũng là đứa con ruột của bị cáo.
Thế nhưng nguyên nhân nào khiến người mẹ phải giết con mình?
Người phụ nữ Việt Nam đến Nhật theo diện thực tập sinh kỹ năng, đã nghe tin đồn về việc nếu thực tập sinh nước ngoài có thai, họ sẽ bị trục xuất. Tin đồn là thất thiệt, nhưng cô ta đã tin vào điều này, dẫn đến sự việc đáng buồn trên.
Trong phán quyết vào tháng 05, toà án chỉ ra rằng những người liên quan đến chương trình thực tập sinh đã không đưa ra hướng dẫn cụ thể, và bi kịch có thể được tránh khỏi nếu nữ thực tập sinh nhận đủ thông tin.
Nữ thực tập sinh 27 tuổi là mẹ đơn thân, đến Nhật khoảng 2,5 năm trước để kiếm tiền nuôi đứa con nhỏ mà cô để lại ở quê nhà. Cô lâm vào cảnh nợ nần vì phải trả khoản “phí môi giới” để tham gia chương trình thực tập. Mức phí này gấp 100 lần so với số tiền cha mẹ cô kiếm được mỗi năm.
Bị cáo nói với toà án rằng cô không thể học đại học vì không muốn con gái mình lớn lên trong cảnh nghèo khó. Với tư cách là thực tập sinh kỹ thuật, nữ thực tập sinh thu hoạch rau và làm những công việc khác tại một trang trại ở vùng núi Higashi-Hiroshima ở Hiroshima. Cô gửi gần 90% lương tháng (100,000 Yên) về nước.
Nữ thực tập sinh có bạn trai ở Nhật, nhưng anh ta biến mất sau khi biết cô mang thai với mình. Bị cáo khai rằng cô không dám hỏi ý kiến ai cả vì sợ bị trục xuất.
Cô đến bệnh viện Higashi-Hiroshima hai lần, một lần để phá thai và lần thứ hai để hỏi ý kiến bác sĩ về việc sinh con. Nhưng cô cho biết mình bị từ chối sử dụng dịch vụ y tế cả hai lần vì không có thông dịch viên.
Cô che cái bụng ngày càng lớn bằng áo khoác và tiếp tục đi làm.
Vào tháng 11 năm 2020, cô sinh con tại hành lang của khu ký túc xá thuộc công ty của cô ở Higashi-Hiroshima. Nhưng cô sợ tiếng khóc của đứa trẻ sẽ khiến chuyện bị tố giác, cô bịt miệng đứa trẻ bằng băng keo và để mặc cho nó chết ngạt, theo như tình tiết câu chuyện được kể trên phiên toà. Sau đó cô ta chôn đứa trẻ trong khuôn viên ký túc xá.
Nữ thực tập sinh sau đó bị truy tố vì tội bỏ mặc xác chết và từ bò trách nhiệm của người giám hộ dẫn tới cái chết của đứa trẻ. Cô thừa nhận các cáo buộc trong phiên toà đầu tiên.
Bị cáo khóc và xin lỗi đứa trẻ khi kết thúc phiên điều trần. Cô cầu xin sự tha thứ và nói thêm rằng cô luôn nghĩ về đứa con của mình.
Thẩm phán – chủ tọa phiên toàn Mio Mimura chỉ trích bị cáo vì “thiếu trách nhiệm trong tư cách người mẹ”. Ngày 31/5, tòa tuyên phạt bị cáo 3 năm tù. Nhưng Mimura sau đó đã đình chỉ bản án trong bốn năm.
Thẩm phán chỉ ra rằng các quan chức của công ty biết về những thay đổi trong cơ thể nữ thực tập sinh nhưng không thể xác định tình trạng của cô. Bên cạnh đó nhóm giám sát có trách nhiệm bảo vệ thực tập sinh cũng không để ý thấy việc cô mang thai trong suốt các cuộc họp thông thường.
“Nếu họ để ý đến những nhân viên của mình, bị cáo đã tránh được việc phải sinh con một mình. Sự thật rằng cô ấy đã không thể được nhận sự trợ giúp từ cả bố đứa trẻ và phía bệnh viện, ngay cả khi bị cáo đã cố tìm sự trợ giúp, có ý nghĩa quan trọng trong vụ việc”.
Thẩm phán cũng cho biết bị cáo “không còn cách nào khác ngoài việc tin vào tin đồn” rằng thực tập sinh nếu mang thai sẽ bị trục xuất.
Thực tập sinh kỹ năng nước ngoài được bảo vệ theo Luật Cơ hội Việc làm Bình đẳng, cấm sa thải người lao động đang mang thai. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Masako Tanaka, giáo sư hợp tác quốc tế và nghiên cứu giới tính tại Đại học Sophia, tin đồn sẽ bị trục xuất nếu mang thai có vẻ như đã lan rộng trong giới thực tập sinh tại Nhật Bản.
Trong số 301 phụ nữ nước ngoài làm việc hoặc học tập tại Nhật Bản tham gia khảo sát, 49 phụ nữ, bao gồm 12 thực tập sinh kỹ năng, cho biết họ đã được các tổ chức phái cử thực tập sinh tại nước sở tại hoặc các công ty và trường học ở Nhật Bản thông báo rằng mang thai sẽ dẫn đến việc bị sa thải hoặc trục xuất.
Dữ liệu của Bộ Lao động cho thấy rằng hầu hết các thực tập sinh mang thai hoặc sinh con trong quá trình đào tạo đều không trở lại nơi làm việc của họ. Theo Bộ, 637 thực tập sinh kỹ thuật đã ngừng chương trình thực tập do mang thai hoặc sinh con trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 12 năm 2020. Chỉ 11 người trong số họ, tương đương 1,7%, tiếp tục đào tạo.
Yasuko Iwashita, phó giáo sư tại Đại học Bunkyo ở Đại học Hiroshima, nghiên cứu các vấn đề xung quanh thực tập sinh kỹ thuật, cho biết: “Xã hội Nhật Bản thờ ơ với họ”.
Sacchan