“Mẹ ơi con muốn chết” – Câu chuyện thương tâm của cô bé bị bắt nạt đến chết và vấn đề trách nhiệm thuộc về ai

Vào tháng 3 năm 2021, Saaya Hirose 14 tuổi phát hiện chết cóng trong thời tiết lạnh khắc nghiệt ở Asahikawa, Hokkaido.

Asahikawa vào tháng Ba rất lạnh, và hôm xảy ra vụ việc, nhiệt độ là âm 17 độ. Trong cái lạnh cóng này, Saaya Hirose chạy ra khỏi nhà và biến mất. Vì cô bé bị tuyết lấp nên quá trình tìm kiếm chậm trễ. Mãi 10 ngày sau, đội cứu hộ mới phát hiện xác em.

Saaya Hirose nhập học một trường trung học ở địa phương vào tháng 4 năm 2019.

Do khác khu học mà chỉ một số ít bạn học từ cấp 1 học cùng trường cấp 2 với em. Xung quanh cô bé toàn những người xa lạ, Saaya mãi không quen được không khí lớp học.

Sau giờ học, Saaya vốn là đứa trẻ nghiêm túc, thường ngồi ở công viên học bài hoặc đọc sách cho đến giờ đi học thêm. Tại đó cô bé gặp bạn A (nữ), lớn hơn em 2 tuổi.

Ban đầu Saaya và bạn A nói chuyện với nhau rất hợp cạ, nhưng bạn của A là B và C (đều là nam) không tham gia câu chuyện. Về đêm, ai về nhà người nấy, nhưng câu chuyện vẫn tiếp tục thông qua boxchat trong game trực tuyến. Trong lúc chơi Game, những câu chuyện khiếm nhã tăng dần, vào khoảng thời gian đó, Saaya bắt đầu bị 3 người kia bắt nạt.

Dần dần nụ cười trên gương mặt em biến mất, và đột nhiên em nói với mẹ “Mẹ ơi, con muốn chết,… con căm ghét mọi thứ”.

Sau đó, Saaya chạy ra khỏi nhà vào nửa đêm. Dù mẹ cô bé đã cố gắng ngăn cản, nhưng cô bé rất hoảng loạn
“Người ta đang gọi con, con phải đi”.
Dù đã bị phụ huynh buộc ở nhà, nhưng trạng thái tinh thần của Saaya vô cùng bất ổn.

Sau khi gặng hỏi nguyên nhân, Saya đưa cho mẹ xem những tin nhắn C đã gửi cho em với nội dung:

Gửi Video nude đây, ảnh cũng được
Nếu không tôi sẽ làm mà không có condom đấy.

Saaya đã nhiều lần từ chối, nhưng vì C đe doạ bạo lực cô bé nên phải nghe theo và gửi ảnh cho người kia.
Từ đó, cả A và B cũng tham gia và mức độ bắt nạt càng quá đáng hơn.

Mẹ của Saaya đã thông báo sự việc với giáo viên chủ nhiệm của cô bé, nhưng giáo viên cho rằng không có hành vi bắt nạt nên không làm gì.
Trong khi đó, ảnh nude của Saaya bị lan truyền rộng rãi khắp trường còn mức độ bắt nạt ngày càng tăng.

Không thể chịu đựng được sự bắt nạt này, một lần trong lúc đang bị bao vây bởi bọn xấu, Saaya vùng ra để nhảy xuống sông từ bờ cao 4m tự sát nhưng được cứu. Mẹ của Saaya đến trường và thấy con mình ướt sũng, liên tục nói “Để tôi chết”.

Lúc em nhảy xuống, những kẻ vô tình không lập tức tới cứu mà chụp ảnh quay phim bằng điện thoại. May mắn thay Saaya không bị thương nặng, nhưng những kẻ chủ mưu vẫn chưa thoả mãn. Bọn chúng khai man với cảnh sát rằng “Saaya bị mẹ bạo hành, đau đớn nên nhảy sông tự sát”.

Tệ hơn cả là cảnh sát tin vào lời khai này và không cho bà chăm sóc con tại bệnh viên nơi Saaya được đưa đến. Mãi sau đó khi phát hiện không có dấu hiệu bạo hành gia đình, họ mới chuyển hướng nghi ngờ đám thanh niên kia.

Cảnh sát tìm thấy những Video và hình ảnh của Saaya trong điện thoại của đám thanh niên, và khẳng định nạn nhân đã bị bắt nạt. Tuy nhiên Nhật Bản có luật bảo vệ trẻ vị thành niên nên thủ phạm không bị trừng phạt. Đám thanh niên không hề có dấu hiệu hối hận, tiếp tục phán tán Video và hình ảnh.
Saaya sau vụ việc trên được chuyển đến trường khác, nhưng do cú sốc tâm lý quá lớn, em không thể đến trường.

1 năm sau…

Saaya chạy khỏi nhà, 10 ngày sau, em được phát hiện chết cóng dưới tuyết.

Ai đã dồn ép Saaya vào bước đường cuối cùng này? Chắc chắn đám thanh niên kia phải chịu trách nhiệm lớn nhất.
Nhưng còn nhà trường, còn cảnh sát thì sao?

Nếu người lớn làm gì đó, Saaya có thể đã được cứu.
Thêm nữa luật bảo vệ trẻ vị thành niên có phải đã dung túng cho những đứa trẻ có tâm hồn ác quỷ không?

Nhân vật A trong một đoạn phỏng vấn sau vụ việc, không hề tỏ ra hối hận. Người này nói chẳng nghĩ gì khi biết Saaya đã qua đời, và cũng khẳng định là chẳng đe doạ hay ép buộc gì cô bé.

Luật của chúng ta có cần thiết bảo vệ con người như thế không?

 

Kengo Abe
Xem thêm: