Bí ẩn 300 triệu yên và vụ án không lời giải
Với sự phát triển của nền công nghệ hiện tại, hầu hết tất cả các giao dịch tiền tệ đều thực hiện chuyển khoản thông qua ngân hàng, thế nhưng vào những năm trước đây thì đa số đều giao dịch, các khoản như tiền lương và tiền thưởng tất cả đều được thực hiện bằng tiền mặt.
Vào ngày đẹp trời của năm 1968, một sự việc xảy ra đã làm chấn động cả đất nước Nhật, mà cho tới bây giờ mọi người vẫn chưa tìm ra được lời giải. Đó là, số tiền trị giá 300 triệu yên (nếu theo giá trị hiện tại thì khoảng 1 tỉ yên = 200 tỉ đồng) dự định dùng để thưởng cho nhân viên của Công ty điện tử Tokyo Shibaura (hiện nay Toshiba, một trong những công ty lớn nhất Nhật Bản) đã bị đánh cắp, đây cũng là vụ án cướp ngân hàng lớn nhất trong lịch sử từng xảy ra ở đất nước Mặt trời mọc.
Sự việc bắt đầu từ một lá thư nặc danh được gửi đến cho giám đốc chi nhánh của một ngân hàng, với nội dung như sau : “ hãy mang cho chúng tôi 3 triệu yên, nếu không tôi sẽ nổ tung căn nhà của ông”.
Sau khi bị đe doạ, vị giám đốc chi nhánh đã báo cảnh sát, sau đó ông mang tiền đến nơi theo yêu cầu, cùng với sự theo dõi ngầm của 50 cảnh sát, thế nhưng lần này hung thủ đã không xuất hiện.
Một âm mưu đã được hung thủ vạch trước!
Bốn ngày sau, ngân hàng này nhận nhiệm vụ mang một số tiền mặt trị giá 300 triệu yên đến nhà máy sản xuất của Công ty điện tử Tokyo Shibaura.
Khi xe chuyển tiền đang lưu thông trên đường, thì đột nhiên xuất hiện 1 vị cảnh sát đi trên xe máy chuyên dụng yêu cầu người lái xe của ngân hàng dừng lại và nói rằng:
“Nhà của giám đốc chi nhánh ngân hàng đã bị đánh bom, và trên chiếc xe này cũng đã bị bọn xấu cài một quả bom, chúng tôi nhận thông tin đến kiểm tra và xử lý quả bom, nên các anh vui lòng hợp tác”.
Sau khi nghe như vậy, nhân viên lái xe của ngân hàng đã sợ hãi và xuống xe để cho kiểm tra. Nhưng anh ta đã không ngờ rằng mình đang gặp tên “cảnh sát dỏm” và hắn đang tiến hành thực hiện một âm mưu đen tối.
Trong lúc giả vờ kiểm tra xe, hung thủ đã cố tình đốt một ”pháo khói” để tạo cảnh tượng như có 1 quả bom thật , sau đó bảo người lái xe tìm chỗ tránh xa để hắn tháo bom, vì trong quá trình tháo bom sẽ rất nguy hiểm.
Nghe đến đây thì người nhân viên ngân hàng đã sợ xanh mặt và tìm chỗ an toàn để ẩn nắp. Chỉ chờ có thế , hung thủ đã ung dung ”cướp đi 300 triệu yên” một cách dễ dàng hơn và không để lại bất cứ dấu vết nhỏ nào.
Sự việc trên lập tức được lan rộng khắp cả nước, và chính phủ Nhật Bản đã huy động một lực lượng hùng hậu lên đến con số 170.00 cảnh sát tham gia. Đây là chuyên án có qui mô lớn chưa từng có trong lịch sử nước này.
Sau khi điều tra, cảnh sát khẳng định không hề có quả bom nào gắn trên xe. Khói báo động giả được gắn dưới mặt đường đã cháy xém. Căn nhà của giám đốc vẫn trong tình trạng an toàn và không có chứng cứ cho thấy bị đe dọa.
Cơ quan điều tra cũng đã tiến hành khoanh vùng hung thủ 120 địa điểm trên toàn quốc, số lượng người bị đưa vào diện tình nghi là trên 110.000 ngàn người.
Thế nhưng 20 năm trôi qua, vụ án vẫn không có một manh mối gì, ngoài chiếc xe mà tên “cảnh sát dỏm” đã để lại hiện trường, đó cũng chỉ là một chiếc xe máy giả được hung thủ sử dụng để thực hiện âm mưu của mình, nên cảnh sát cũng không điều tra được thông tin gì từ đó.
Trong pháp luật Nhật có qui định, một vụ trọng án được điều tra trong vòng 20 năm mà không tìm ra được thủ phạm hay chứng minh được là thủ phạm đang bị truy bắt thì phải gác lại hồ sơ.
Vì thế đến hiện tại vụ án “300 triệu yên không cánh mà bay” ở Nhật vẫn còn là một dấu chấm hỏi, cho dù sau này có nhiều nguồn thông tin nói rằng hung thủ đã chết, hay là đã bị bắt…
Nhưng chính phủ Nhật vẫn chưa đưa ra một kết luận nào đã tìm ra hung thủ, và đây bị xem là một thất bại to lớn nhất của ngành cảnh sát trong đất nước Mặt trời mọc.
Số tiền bị đánh cắp sẽ được giải quyết như thế nào?
Một số người thắc mắc rằng, sự việc xảy ra như thế rồi các nhân viên của nhà máy Công ty điện tử Tokyo Shibaura có được nhận tiền thưởng của họ hay không?
Nhưng chế độ bảo hiểm ở các Công ty Nhật rất có uy tín, vì vậy tất cả những công nhân đã nhận được đầy đủ số tiền thưởng của họ 1 ngày sau đó.
Kengo Abe