Phát minh của Nhật có thể làm thay đổi cuộc đời người khiếm thính!
Các bạn có biết thuật ngữ IoT nghĩa là gì không?
Đó là viết tắt của từ Internet of Things, ứng dụng kỹ thuật IT vào đồ vật. Khi đó, mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet và người dùng có thể điều khiển, kiểm soát đồ vật của mình thông qua thiết bị thông minh như smartphone hoặc đồng hồ Smartwatch nhỏ bé trên tay.
Trong bài viết này, Japo xin giới thiệu một sáng kiến mới nhất của Nhật Bản từ ioT, tuy chưa được bày bán nhưng đã nhận được nhiều câu hỏi quan tâm từ nước ngoài.
Đó là chiếc kẹp tóc thần kỳ có tên Ontenna.
Ontenna là từ kết hợp giữa “âm thanh” và “ăng ten”.
Đúng như tên gọi của nó, đây là thiết bị có thể cảm nhận được âm thanh.
Và nó được chế tạo dành cho những người bị khiếm thính.
Những người ấy thường nhìn vào khẩu hình miệng của đối phương để hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
Nhưng vấn đề là khó có thể nhận biết người bị khiếm thính bằng vẻ ngoài nên họ thường bị hiểu nhầm là bình thường và nếu đột nhiên gọi hay bắt chuyện, họ sẽ khó mà nghe thấy giọng nói để trả lời.
Chiếc kẹp tóc Ontenna khi nhận thấy âm thanh thì bộ cảm ứng bên trong sẽ rung lên. Tùy theo độ lớn của âm thanh mà chấn động của cảm ứng cũng thay đổi nên có thể cảm nhận được các âm thanh lớn nhỏ khác nhau.
Dù vậy, kích thước cùng độ nặng hệt như chiếc kẹp tóc bình thường.
Đeo thiết bị này lên tóc, người khiếm thính có thể thoải mái đi trên đường, thưởng thức phim ảnh (có phụ đề) mà không vướng víu gì.
Không chỉ thế, Ontenna có thể truyền đạt sự lôi cuốn, hấp dẫn của âm thanh đến người khiếm thính qua độ rung tùy thuộc vào độ lớn nhỏ của âm thanh.
Không chỉ tạo cảm giác thú vị, tiện lợi mà còn mang đến sự an toàn khi có thể cảnh báo tiếng động của xe máy di chuyển từ đằng sau.
Qua những điều trên có thể hiểu lý do vì sao nó mới chỉ đang phát triển mà đã nhận được nhiều câu hỏi quan tâm ồ ạt từ khắp nơi trên thế giới.
Một khi đã hoàn thành xong, có lẽ đây sẽ là một bước đi phát triển nữa trong quá trình công nghệ hóa thế giới loài người.
Kengo Abe
Thịt phân người, phát minh “ghê rợn” của người Nhật