70 năm trước, tôi đã giết mẹ và em gái của mình

71 năm đã trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc trên đất nước Nhật Bản. Murakami năm nay đã 82 tuổi, khi ấy ông sống trong lãnh thổ Mãn Châu, địa phận Trung Quốc lúc này bị Nhật Bản chiếm đóng. Ông bồi hồi nhớ lại những kí ức đã qua của mình.

Khi ấy, Mãn Châu là vùng đất nằm ở phía Bắc Trung Bắc đang bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng. Rất nhiều người Nhật đã đến sinh sống tại nơi này. Bố của tôi, với hy vọng tìm kiếm cuộc sống ấm êm tại vùng đất mới, cũng đã dắt theo gia đình đến định cư tại đây.

Vì là xứ sở mới được tạo dựng, nơi đây đã cho chúng tôi cuộc sống thịnh vượng và sung túc.

Khi tình hình chiến trận trở nên khốc liệt hơn, tất cả đàn ông đều bị bắt đi lính. Họ sẽ lên những chiếc xe vận chuyển chuyên dụng và hướng về chiến trường phía Bắc, để lại thị trấn phụ nữ và trẻ em. Bố tôi cũng trở thành đối tượng tuyển quân trong đợt ấy.

Bỗng nhiên nơi tôi đang sống trở thành chiến trận. Quân đội Xô-Viết đã vi phạm hiệp ước và tấn công Mãn Châu. Bóng dáng của quân Xô-Viết ngập khắp các đường phố, thành phố yên bình giờ đây không ngày nào không nghe thấy tiếng súng nổ.

Tất cả những người Nhật bị bỏ quên trên mảnh đất này đều cố gắng vượt qua khó khăn để trở về nước. Tôi cũng vậy. Khoảng hơn 1 triệu người Nhật vẫn tìm đường về Nhật Bản cho dù chiến tranh đã trôi qua được 1 năm.

Trong vòng 1 năm đó, có rất nhiều người bị cuốn vào chiến tranh, số người mất mạng vì bị giết bởi quân lính và các nhóm bạo loạn ngày càng tăng.

Ngoài ra, hơn 200.000 người đã chết vì nạn đói.

Giữa bối cảnh hỗn loạn ấy xảy ra một sự kiện mà đến giờ vẫn ám ảnh trong tâm trí, tôi không thể nào dứt ra được.

Mẹ tôi ngồi đó, giữa nhà, ôm chặt em gái tôi vào lòng, bao quanh là rất nhiều người khác và hai người em trai của tôi nữa.

Bà nhẹ nhàng đặt lên miệng em tôi một thứ chất lỏng đặt sệt, đó là thuốc độc.

Em gái tôi sau khi liếm độc dược, mắt mở trừng trừng nhìn tôi, sau đó đôi mắt ấy của em dại đi, em đã mất.

Con đường về nước rất dài và nhiều gian khổ, chúng tôi không thể đem theo con nít. Chính vì thế, mọi người đã nhất trí chọn cho chúng cách dễ dàng nhất để ra đi. Thời ấy, chúng tôi không biết việc này là tốt hay xấu, nhưng đó là bước đường cùng, chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác.

Chúng tôi lên một con tàu thậm chí còn không có nóc để di chuyển 400km về với quê hương. Suốt trên đường đi, mẹ tôi cứ liên tục lẩm nhẩm tên của đứa em gái đã khuất.

Mẹ tôi bị suy nhược. Dù trước đó đã đến bệnh viện để kiểm tra rất nhiều lần, tình hình của bà vẫn không tiến triển. Khi ấy, bà đưa tôi một gói thuốc màu trắng, tôi biết đó chính là thuốc độc.

Biết rằng lúc nào đó, bà sẽ không còn cử động được nữa, tôi đã cho mẹ uống gói thuốc. Miệng bà sủi bọt, sau đó bà ra đi, đúng như cách em tôi từ giã cõi đời khi ấy.

Chúng tôi chuyển từ tàu hỏa sang tàu thủy. Có rất nhiều người chết trên đường đi, đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được cảnh phải ngủ bên cạnh những xác chết chất đống.

Suốt 70 năm, tôi vẫn luôn trăn trở về những gì đã qua.Chính tôi đã chứng kiến mẹ tôi giết em tôi, và cũng chính tôi đã ra tay với mẹ tôi. Chính tôi, là người đã giết những người thân trong gia đình.

Chiến tranh không chỉ đem lại nỗi đau, đó còn là những nỗi ám ảnh, dằn vặt, sự dằn xé nội tâm, là sự lựa chọn bắt buộc giữa sống và chết, giữa đạo đức và ham muốn tồn tại. Tôi muốn kể câu chuyện của tôi với mọi người, để tất cả chúng ta nhận thức được sự tàn phá chiến tranh đã gây ra.

Sau nhà ông Murakami có trồng một bông hoa. Ông chăm sóc nó rất cẩn thận vì xem nó như người em gái của mình. Mỗi buổi sáng khi đến tưới nước cho hoa, ông đều mỉm cười thật tươi và nói “Chào buổi sáng”.

Tham khảo

https://www.buzzfeed.com/jp/kotahatachi/remember-fumiko?utm_term=.nmAme3emx#.tewzOaOzw

Kengo Abe

“Bố tôi đã từng ở đây” ; Phim tài liệu xúc động về một người lính Nhật ở Việt Nam.

Những vụ án tôn giáo đẫm máu “chấn động” lịch sử nước Nhật

Chuyện về 1 phụ nữ, 32 người đàn ông trên đảo, nỗi buồn chiến tranh và bài học cuộc sống

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: