” Báu vật ” Việt trên đất khách : Gốm Chu Đậu

Mỹ miều trong nhân gian, gốm Chu Đậu  được tạo nên từ bàn tay và khối óc của người thợ Việt , rồi theo dòng người trải qua bao triều đại lịch sử từ thịnh đến suy. Theo thư tịch cổ, gốm Chu Đậu xưa kia được người Nhật  trong trà đạo ưa chuộng, đến nỗi người Nhật còn bắt chước làm gốm ” Giao Chỉ” để đáp ứng thị hiếu của tầng lớp trên.

Theo nghiên cứu, gốm Chu Đậu  có niên đại vào khoảng thế kỷ XIII- XIV, phát triển rực rỡ vào thế kỷ XV-XVI. Về sau do cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa triều đình phong kiến Trịnh – Mạc vào thế kỷ XVII, gốm Chu Đậu bị thất truyền.  Men gốm Chu Đậu rất đa dạng, như men Ngọc (celadon), men Nâu, men Trắng, men Lục.

Gốm Chu Đậu có lịch sử hàng ngàn năm

(nguồn internet )

Trong đó, men Trắng trong hoa văn màu xanh ( men trắng chàm) và men trắng trong với hoa văn ba màu Vàng, Đỏ nâu và Xanh lục (men tam thái). Hoa văn Chu Ðậu mang phong vị đời sống làng quê Việt Nam xưa, được vẽ bằng men màu.

Gốm Chu Đậu với những hoa tiết thôn quê dân dã, thanh bình của làng quê Việt Nam xưa

( nguồn internet) 

Theo các tập kỳ  ” Giải mã gốm Chu Đậu” của Báo Tuổi trẻ, các hiện vật được thấy khá nhiều ở thành Nakijin và thành Shuri có gốm Champa, gốm Gò Sành trong đó có đồ gốm Chu Đậu với niên đại khá sớm.

Các hiện vật Chu Đậu với độ tinh xảo cao được tìm thấy ở Okinawa là chiếc mũ hoa lam vẽ hoa, vân hoá long và hoa văn vảy cá ….

Một số đồ gốm Chu Đậu được phát hiện di tích thành Nijikin

( nguồn internet )

Gốm Chu Đậu đã theo những thương thuyền Ryukyu đến vùng đất Nhật Bản.

Vào thời vương triều Sho, người xứ này vẫn còn chưa biết đến chế tác gốm tráng men, nên thời bấy giờ, đồ gốm của người Việt rất được ưa chuộng. Ngoài gốm Chu Đậu, các nhà khảo cổ Nhật Bản đã khai quật nhiều đồ gốm khác như.

Gốm Champa, gốm Phước Tích (Thừa Thiên – Huế), gốm Thanh Hà (Quảng Nam), gốm Gò Sành (Bình Định), gốm Chu Đậu (Hải Dương)…

Phiên bản chiếc bình quốc bảo tại Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) tại Bảo tàng Hải Dương

( nguồn internet)

Dựa theo di chỉ khảo cổ ở phía nam Nhật Bản, gốm Việt đương thời xuất hiện tại Nhật Bản do sự mở rộng quá trình trao đổi buôn bán trên biển giữa Nhật Bản với Việt Nam thế kỷ XIV – XVII.

Đồng thời nước Việt lúc đó đã có hệ thống cảng biển trải dài từ miền Bắc tới miền Trung,  thuận lợi cho thuyền buôn Nhật Bản giao thương.

Đồ gốm Việt Nam là mặt hàng được người Nhật mua nhiều nhất  thay cho  đồ sứ Trung Hoa bởi chính sách “hải cấm” của triều Minh (kéo dài từ năm 1371-1567).

Bia ghi dấu các loại hình gốm sứ Việt Nam, gốm Thái Lan, gốm Trung Quốc tại Okinawa

( nguồn Internet)

Không chỉ tại Nhật Bản, gốm Chu Đậu xưa còn được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, minh chứng cho sự phồn thịnh của tinh hoa Việt trong lịch sử.

Có thể thấy độ tinh xảo gốm Chu Đậu đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật và nghệ thuật bậc nhất trên thế giới thời bấy giờ.

Xét theo khía cạnh lịch sử,  thông qua các hiện vật, ta có thể thấy sự thịnh vượng của các thời kỳ phong kiến Việt xưa.

Reiko

Di sản của đế chế Roma được khai quật tại lâu đài Kasturen

Gốm sứ Mashiko- yaki phong cách truyền thống Nhật Bản

Người Nhật Tôi đã cảm nhận được Việt Nam ngay trên đất Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: